Giao đồ ăn khiến chất thải nhựa tràn ngập?

Giao đồ ăn chắc chắn là rất tiện lợi. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, hàng ngày bộ đồ ăn dùng một lần tạo ra bao nhiêu rác thải nhựa?
Sputnik

Hôm nay, ngày 5 tháng 6 là Ngày Môi trường Thế giới. Nhân dịp này, Sputnik đã thảo luận với chuyên gia về vấn đề gia tăng rác thải nhựa ở Trung Quốc và so sánh với tình hình tương tự ở Việt Nam.

Đông Nam Á quyết tâm không là “bãi rác khổng lồ” của các nước giàu

Hơn 10 năm trước, Trung Quốc đã thông qua nghị quyết của Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "Về việc hạn chế sản xuất, tiếp thị và sử dụng nhựa". Theo ông Chen Guoqiang, giáo sư Viện Khoa học Đời sống thuộc Đại học Thanh Hoa, việc sử dụng nhựa ở Trung Quốc chỉ mới tăng lên gần đây và lý do cho việc này là xuất hiện dịch vụ giao đồ ăn, chủ yếu sử dụng bát đĩa cốc chén bằng nhựa.

“Trước khi những hạn chế này có hiệu lực, việc giao đồ ăn chưa tồn tại. Bây giờ, với sự ra đời của dịch vụ này, lượng rác nhựa tăng lên đáng kể” - Giáo sư Chen Guoqiang nói với Sputnik.

Mặc dù ở Trung Quốc có các doanh nghiệp sản xuất nhựa phân hủy sinh học, hiện nay vẫn chưa thể sản xuất loại nhựa rộng rãi hơn vì nhiều lý do:

“Chi phí sản xuất loại nhựa như vậy cao hơn nhiều so với những gì được làm trên cơ sở dầu mỏ. Nhựa phân hủy sinh học chưa thể cạnh tranh với nhựa thông thường” - giáo sư cho biết.

Giao đồ ăn khiến chất thải nhựa tràn ngập?

Ngoài ra, để phổ biến loại nhựa này, cần có chính sách và hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Hiện tại, chính sách như vậy chỉ tồn tại trên đảo Hải Nam: đến đầu năm 2020, lệnh cấm sản xuất, bán và sử dụng túi nhựa và bát đĩa không phân hủy sẽ có hiệu lực.

Giao đồ ăn khiến chất thải nhựa tràn ngập?

Có một số doanh nghiệp sử dụng bao bì các tông. Nhưng theo ông Chen Guoqiang, việc chuyển đổi từ bát đĩa nhựa sang chất liệu giấy cũng không phải là lựa chọn.

“Để làm giấy cần nhiều nước - gấp 200 lần so với sản xuất nhựa. Thoạt nhìn cứ tưởng như các sản phẩm giấy dễ dàng phân hủy, chúng không gây hại cho môi trường. Do lượng nước lớn cần thiết cho sản xuất giấy, những sản phẩm này cũng không thể được gọi là thân thiện với môi trường. Trong tương lai, chuyển đổi sang nhựa phân hủy sinh học có thể là giải pháp cho vấn đề này” - ông Chen Guoqiang nói với Sputnik.

Giao đồ ăn khiến chất thải nhựa tràn ngập?

Mặc dù vấn đề nhựa vẫn chưa được giải quyết, nhiều nhà hàng, quán cà phê đang dần dần quyết định từ bỏ việc sử dụng ống hút nhựa và nắp đậy cho cốc dùng một lần. Ngoài ra, tại Bắc Kinh đang diễn ra phong trào chấm dứt sử dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày.

Xu hướng tương tự như vậy cũng đang diễn ra ở Việt Nam, mới đây đã tổ chức triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hưng (Lekima Hùng) trong Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc, nói vấn đề ô nhiễm đại dương với rác thải nhựa.

Cũng vậy, tại Việt Nam gần đây có chương trình khuyến mãi tích cực về bao bì và ống hút thân thiện với môi trường. Ví dụ, hồi tháng 5, một số cửa hàng của mạng lưới Lotte Mart và Big C đã bắt đầu bọc rau trong lá chuối thay vì túi nhựa.

Và việc sản xuất các ống hút từ cỏ bảng đã được người tiêu dùng ở nước ngoài quan tâm.

Thảo luận