Trong quan hệ quốc tế Việt Nam tin cậy Nga hơn bất kỳ đối tác nào khác

“Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam tin cậy Nga hơn bất kỳ đối tác nào khác”. Với những lời này, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn đã bế mạc hội nghị khoa học Nga-Việt, được tổ chức vào ngày 4 tháng 6 ở Moskva, tại Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Sputnik

Hội nghị nhân Năm chéo hữu nghị Nga Việt tập trung vào chủ đề hợp tác kinh tế giữa hai nước. Và nội dung chủ yếu của hội nghị là các vấn đề về quan hệ đối tác, tác động tiêu cực của tình hình quốc tế mới đối với quan hệ này, về những cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế của hai nước. Có khá nhiều những cú sốc như vậy - Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn, cũng như Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Chu Đức Dũng, và Phó Giám đốc thứ nhất của Viện kinh tế (Nga), Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Mikhail Golovnin lưu ý trong các báo cáo của họ. Đó là cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung Quốc, sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu, sự tăng trưởng không chắc chắn của thị trường chứng khoán Mỹ và tình hình xung đột ở nhiều khu vực trên hành tinh.

Việt Nam – Liên bang Nga: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đặc biệt

Ông Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia của Quỹ “Hội thảo ý tưởng Á-Âu” lưu ý, trong thế giới hiện nay, Việt Nam đang trở thành một nhân tố toàn cầu trong cả lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế, không chỉ vượt ra ngoài Đông Nam Á nói riêng, mà cả Châu Á nói chung.

Về mối quan hệ Việt - Nga, điều quan trọng nhất là mức độ tin cậy chính trị cao nhất, ông Chu Đức Dũng tiếp nối chủ đề. Hai nước chúng ta đã xây đắp được mức độ hợp tác kinh tế vững chắc, và nhiệm vụ của ngày hôm nay là tìm ra mô hình hợp tác mới đáp ứng các điều kiện hiện đại. 

Trong quan hệ quốc tế Việt Nam tin cậy Nga hơn bất kỳ đối tác nào khác

Giám đốc Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn An Hà cho biết cấu trúc hiện tại của kim ngạch thương mại Nga-Việt đã lỗi thời. Việt Nam chủ yếu cung cấp các thiết bị hiện đại cho Nga, trong khi Nga xuất khẩu nguyên liệu cho Việt Nam, ông Nguyễn An Hà lưu ý. Hơn nữa, về mặt tiền tệ, hàng hóa và đầu tư của Việt Nam sang Nga nhiều hơn đầu tư và hàng hóa Nga sang Việt Nam. Ông Nguyễn An Hà đánh giá cao các dự án đầu tư đang được thực hiện tại Nga của công ty TH đến từ Việt Nam. Theo Giám đốc Nguyễn An Hà, cả hai nước cần chuyển đổi rộng rãi hơn sang thanh toán hai chiều bằng đồng tiền quốc gia. Ông tin tưởng rằng động lực quan trọng đối với việc hiện đại hóa quan hệ đối tác sẽ được đưa ra bằng cách thực hiện chiến lược phát triển vùng Viễn Đông của Nga. Hiện tại, hai nước chúng ta còn quá xa so với mục tiêu đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm tới, ông Nguyễn An Hà nói. 

10 tỷ đô la vào năm 2020: Nhiệm vụ khó khăn, nhưng thực tế

Giáo sư Alexei Kuznetsov, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý rằng sau khi ký Hiệp định về khu vực thương mại tự do với EAEU, Việt Nam đã không trở thành bệ phóng để quảng bá hàng hóa Nga ra thị trường ASEAN. Ông cũng lưu ý rằng các bộ thương mại và doanh nhân hai nước cần phát triển một số liệu thống kê rõ ràng, thống nhất và thông báo rộng rãi hơn cho nhau về ưu thế các sản phẩm của mình. 

Trong quan hệ quốc tế Việt Nam tin cậy Nga hơn bất kỳ đối tác nào khác

Những người tham gia hội nghị tại Moskva nhất trí rằng nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng chuyên gia hai nước là phân tích tất cả các yếu tố cản trở quan hệ đối tác thương mại và kinh tế của Nga và Việt Nam để giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố này. Một bước trong hướng này đã được thực hiện. Trước thềm khai mạc hội nghị, Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Họ dự tính nghiên cứu chung, chuẩn bị và xuất bản các công trình chung  liên quan đến nền kinh tế của cả hai nước và quan hệ đối tác Nga Việt.

Thảo luận