Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những cổ vật được sử dụng để làm lên men. Tin này đăng trong thông cáo báo chí trên Phys.org.
Các chuyên gia đã nghiên cứu những hiện vật gốm có niên đại 7.000-9.000 năm trước đây. Vẫn còn lưu dấu vết của tinh bột, nấm và mô thực vật, là những thành phần để kích cho đồ uống lên men. Hình dạng đồ gốm chỉ ra rằng người cổ đại đã làm bia theo hai cách. Hoặc để cho các loại ngũ cốc nảy mầm, khiến một lượng tinh bột đáng kể biến thành đường, hoặc nấu một loại bột chua dành cho quá trình lên men.
Các nhà khoa học lưu ý rằng các đồ đựng bằng đất nung to rộng có cổ hẹp được sử dụng để lên men, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình enzyme kỵ khí. Việc sản xuất đồ uống có cồn có thể do xung lực kích thích từ sự phát triển nông nghiệp, bởi cư dân trồng các loại cây dành riêng để làm bia. Đồng thời, không có phương pháp nào cho phép thu được đồ uống với độ cồn nặng.