Bà Quyết Tâm rất đau lòng khi nghe 'bớt 1 ông Hội đồng được bao nhiêu tiền'

Khi nghe ĐB tính toán giảm 1 ĐB HĐND giảm bao nhiêu kinh phí, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng nói như vậy rất thiển cận và “có một cái gì đó rất đau lòng”, Vietnamnet dẫn lời khẳng định.
Sputnik

Tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương hôm nay, Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Thanh Hóa Mai Sỹ Diến cho rằng, việc bố trí 2 phó chủ tịch, 2 phó trưởng ban chuyên trách của HĐND tỉnh nhằm tăng vai trò giám sát, tăng hiệu quả hoạt động của HĐND với tính chất là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương.

Bí thư quận 1 nói về 2 lần từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải: "Anh ấy cần vào một vị trí nào đấy"

Giảm hơn 700 biên chế chuyên trách HĐND cấp huyện

“Quy định này không làm tăng thêm biên chế ở địa phương mà nếu phải điều chỉnh biên chế địa phương để bố trí thì cần thiết phải bố trí. Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn thấy công việc của chính quyền bận mà cho rằng bố trí 2 phó chủ tịch HĐND tỉnh, huyện và 2 phó ban HĐND tỉnh đang lãng phí biên chế, nhân lực là chưa đúng”, ông Diến lập luận.

Ông thống nhất giữ nguyên như luật hiện hành và đề nghị bổ sung trong luật quy định phải đánh giá hàng năm ĐB HĐND có bao nhiêu ý kiến, tham gia bao nhiêu đoàn giám sát, đoàn tiếp xúc cử tri.

Đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ việc tổ chức thực hiện giám sát của HĐND, các ban phải mang tính pháp lý.

Bà Quyết Tâm rất đau lòng khi nghe 'bớt 1 ông Hội đồng được bao nhiêu tiền'

ĐB tỉnh Thanh Hóa đề nghị quy định cứng trong luật là chủ tịch HĐND tỉnh, huyện, xã và trưởng ban HĐND cấp tỉnh, huyện là kiêm nhiệm, không để cụm từ "có thể" sẽ thiếu thống nhất trong thực hiện.

TP. HCM khẳng định vụ chuyển công tác ông Đoàn Ngọc Hải "đúng quy trình"

Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hòa dẫn thực tiễn địa phương, cấp huyện giảm 1 phó chủ tịch là được nhưng giữ nguyên phó trưởng ban chuyên trách như hiện nay. Công việc của HĐND sẽ tốt, không có gì phải khó khăn.

“Như vậy, cả nước sẽ giảm được hơn 700 biên chế chuyên trách HĐND cấp huyện”, ĐB Hòa tính toán.

Riêng cấp tỉnh, ông cho rằng phải có 2 phó chủ tịch để điều hành công việc có hiệu quả.

Về quy định số lượng ĐB HĐND, ông tán thành giảm từ 5-10% là phù hợp nhưng giảm chủ yếu là các cơ quan chuyên môn của nhà nước, tăng đại biểu trong các tổ chức xã hội, DN, tôn giáo, cá nhân ngoài Đảng có tổ chức.

Không phải chỉ vấn đề tiền, máy móc là vấn đề biên chế

Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đồng ý trong chừng mực nào đó cần xem xét để giảm số lượng đại biểu một cách hợp lý.

Bộ trưởng Nội vụ: Ông Đoàn Ngọc Hải không chấp hành, tổ chức phải xem xét
Tuy nhiên, theo bà đây là cơ quan dân cử, cần có tiếng nói rộng rãi, có sự đại diện hợp lý cho nhân dân “nên cũng không chỉ nhìn vào số lượng đó để giảm 1 đại biểu thì giảm bao nhiêu kinh phí”.

“Tôi nghĩ rằng đánh giá tác động như vậy là phiến diện, nhìn cận cảnh không cần thiết, mặc dù đồng tiền của dân đóng thuế là rất quan trọng. Song, để nói việc giảm bao nhiêu tiền một đại biểu, tôi nghĩ rất thiển cận và có một cái gì đó rất đau lòng”, bà Tâm chia sẻ.

Nói đến việc đề nghị giảm 1 phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, bà Tâm đề nghị phải trên nguyên tắc là hiệu quả, hiệu lực của tổ chức bộ máy đó để tính toán chứ không phải chỉ vấn đề tiền và cũng không phải một cách máy móc là vấn đề biên chế.

ĐB TP.HCM đề nghị QH cân nhắc kỹ và xem xét vấn đề này trên tinh thần khách quan, đừng vì một yếu tố nào mà đánh mất vai trò của cơ quan dân cử.

Bà Quyết Tâm: Ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải thiếu tôn trọng tổ chức
Bà Tâm cho rằng, trưởng ban là thành ủy viên, tỉnh ủy hoặc thường vụ thì đó là vị trí chính trị và quyền lợi chính trị đặt ra rất rõ ràng. Song, không thể nói ai sẽ hoạt động hiệu quả hơn ai.

Bà Quyết Tâm rất đau lòng khi nghe 'bớt 1 ông Hội đồng được bao nhiêu tiền'

Theo bà đừng nặng nề quá chuyện phó chủ tịch HĐND, trưởng ban hay phó trưởng ban phải là cấp ủy hay không cấp ủy.

ĐB Quyết Tâm kể lại quá trình hoạt động HĐND tại TP.HCM thấy rõ điều này. Có người, có thể không phải là cấp ủy nhưng uy tín chính trị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ rất tốt.

“Đồng chí đó có đủ tư cách, trình độ, năng lực, uy tín ngồi làm việc với giám đốc các sở, ngành là thành ủy viên, ngồi làm việc với đồng chí phó chủ tịch ủy ban là thường vụ thành ủy vẫn chỉ ra được hạn chế khiếm khuyết gì trong quá trình điều hành của chính quyền.

Họ vẫn chỉ ra lỗ hổng gì mà trong điều hành cần phải sửa, chỉ ra chỗ nào người dân chưa hài lòng, chỗ nào thực thi pháp luật, nghị quyết HĐND chưa tốt”, bà nêu thực tiễn.

Ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức: "Phải chăng tôi đã đụng chạm lợi ích của nhiều người có máu mặt"?
Bà Tâm cho rằng, trong việc này cần có sự phối hợp dựa trên uy tín, năng lực, trình độ và điều bà đánh giá đặc biệt đối với cộng sự của mình chính là tâm huyết với công việc, không đứng núi này trông núi nọ,… chứ không phải người đó phải là cấp ủy này cấp ủy nọ.

Giải trình ý kiến các ĐB, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân xin tiếp thu để nghiên cứu.

Bộ trưởng cho rằng, nếu chủ tịch HĐND là chuyên trách thì có thể 1 phó chủ tịch chuyên trách, như vậy trong các lãnh đạo của HĐND có không dưới hai chuyên trách. Không để chủ tịch và phó chủ tịch HĐND chỉ có một người để khi có người đi vắng có người khác giải quyết công việc.

Còn nếu chủ tịch HĐND không chuyên trách thì 2 phó chủ tịch chuyên trách là phù hợp. Các ban của HĐND cấp tỉnh nên có 2 chuyên trách, một chuyên trách là trưởng hoặc một chuyên trách là phó là phù hợp.

Thảo luận