Ông nói: "tất nhiên các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm kiếm và bắt giữ tội phạm".
"Chúng tôi có liên lạc hàng ngày - các cú điện thoại, e-mail. Chúng tôi không gặp trở ngại gì trong việc truyền tải một số thông tin và không hề tồn tại cái gọi là “bức màn sắt", - đại diện Bộ Nội vụ nói thêm.
Ông nói rằng: “bọn tội phạm lợi dụng các vấn đề chính trị và bất đồng chính kiến, sự không nhất quán của pháp luật và vì thế sau khi phạm tội luôn có xu hướng trốn khỏi đất nước và thông thường mang theo tiền bạc cướp được để chạy ra nước ngoài”.
"Do đó, các nhân viên thực thi pháp luật không thể làm việc nếu không có các mối liên hệ chặt chẽ. Chúng tôi có những ví dụ thực tế với các đồng nghiệp Mỹ về việc tìm kiếm người, xác định tội phạm đang lẩn trốn các cơ quan điều tra, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với nhau", - ông Popov nói.
Đồng thời, đại diện của Bộ Nội vụ giải thích rằng Liên bang Nga và Hoa Kỳ không có văn bản pháp lý chính – tức hiệp ước dẫn độ, và điều này gây khó khăn cho công việc.
“Chúng tôi có các tài liệu mang tầm quan trọng thấp hơn xét từ quan điểm pháp lý, đó là các biên bản ghi nhớ”, - ông Popov cho biết thêm.