Ai phải đối mặt với cả triệu người biểu tình trên đường phố Hồng Kông?

Cuối tuần qua, hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở Hồng Kông. Các nhà tổ chức biểu tình nói về con số triệu người tham gia. Đây là một trong những hành động chính trị lớn nhất trong lịch sử của khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Sputnik tìm hiểu những vấn đề khiến người dân Hồng Kông không hài lòng.
Sputnik

Cuộc tuần hành lịch sử

Cuộc mit tinh trở thành phong trào tập trung quần chúng rộng rãi vào chiều chủ nhật. Nhiều ngàn người tụ tập gần Công viên Victoria: giới doanh nhân, nhà đầu tư, sinh viên, nhà báo, những người ngồi xe lăn ... Nhiều người mặc áo trắng - biểu tượng của sự thuần khiết và ánh sáng. Trong tay họ là những tấm bảng với khẩu hiệu: "Không có dẫn độ về Trung Quốc".

Chính thức, cuộc tuần hành ôn hòa chống lại luật mới về dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đại lục theo kế hoạch bắt đầu muộn hơn, song đám đông hình thành sớm hơn dự định. Cơ sở hạ tầng giao thông không thể tải nổi, nhiều chuyến tàu điện ngầm không dừng tại các ga do  người dân đổ về quá đông trên sân ga. Một giờ trôi qua, và những người biểu tình yêu cầu cảnh sát cho họ thêm không gian, để mọi người đi trên đường. Yêu cầu được thỏa mãn. Đoàn tuần hành kéo dài 4 km, ngay cả cái nóng 30 độ cũng không ngăn cản được đoàn người.

Một số biểu ngữ có nội dung: "Tthị trưởng Kerry Lam phải từ chức!"  Bản thân người đứng đầu thành phố lúc đó đang tham dự một sự kiện dành riêng cho việc phát triển mối quan hệ nhân đạo giữa giới trẻ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Bắt giữ và đụng độ với cảnh sát

Mặc dù cuộc biểu tình đã diễn ra trong hòa bình, nhưng không phải không có sự cố. Đến sáu giờ rưỡi tối, có thông báo về bảy  người bị bắt vì tội trộm cắp, gây  thiệt hại tài sản công cộng và tấn công cảnh sát.

Khi màn đêm buông xuống, đám đông không giải tán, và khoảng mười người biểu tình đã cố gắng dựng lên hàng rào chắn bằng kim loại trên đường xe buýt. Cảnh sát  đã dùng hơi cay.

Tại Hội đồng lập pháp Hồng Kông, nơi luật mới sẽ bỏ phiếu vào ngày 12 tháng 6, cũng có rất nhiều người. Một số sẽ ở lại đó cho đến ngày bỏ phiếu.

Như những người biểu tình nói với Sputnik, mọi thứ nói chung đã diễn ra ôn hòa.

“Sáu giờ đồng hồ tôi có mặt  tại cuộc biểu tình và thực tế tôi đã không gặp cảnh sát. Họ đã xuất hiện thành từng nhóm ở những nơi khác nhau và chỉ quan sát”, một trong những người đối thoại mong muốn được ẩn danh nói với Sputnik.

Bộ luật  gây tranh cãi về dẫn độ sang Trung Quốc

Từ năm 1997, Hồng Kông – là  một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng có một vị thế riêng: khu vực hành chính đặc biệt. Điều này có nghĩa là Hồng Kông được trao quyền tự trị rộng rãi trong khuôn khổ nguyên tắc "một quốc gia - hai hệ thống" được đề xuất bởi cựu lãnh đạo thực tế của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình.

Hiện giờ, theo luật về tội phạm chạy trốn khỏi công lý, Hồng Kông có thể ký thỏa thuận về việc dẫn độ những kẻ  đào tẩu với bất kỳ quốc gia nào khác, ngoài CHNDTH. Điều này có nghĩa là những người phạm tội không thể bị dẫn độ sang cả Trung Quốc đại lục và Macao và Đài Loan,  những chủ thể chính thức được coi là các tỉnh của Trung Quốc.

Hồng Kông: hơn 1 triệu người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ

Ý tưởng sửa đổi luật nảy sinh sau khi Chan Hongkai, bị buộc tội giết bạn gái, kịp trốn khỏi Hồng Kông năm ngoái.  Tội phạm chỉ bị đưa ra tòa ở Đài Loan. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông không thể thi hành việc dẫn độ tên tội phạm  trở về đảo.

Trường hợp của Chan đã chia rẽ  hai phe lập pháp Hồng Kông: phe mang tư tưởng dân chủ và phe ủng hộ Bắc Kinh. Cả hai đều chắc chắn: tội phạm phải được đưa ra trước công lý. Những người ủng hộ dự luật nói rằng: không thể dẫn độ Chan sang Đài Loan vì lỗ hổng trong hệ thống tư pháp. Ngoài ra, vì không có dẫn độ với Trung Quốc, thành phố thu hút các quan chức tham nhũng đã trốn khỏi đại lục, những kẻ lừa đảo và những người nhập cư bất hợp pháp khác.

Tuy nhiên, những người chống đối chỉ đồng ý dẫn độ về Đài Loan, vì họ sợ sự trả thù từ chính quyền của Trung Quốc.

Người Hồng Kông nghĩ gì

Truyền thông Trung Quốc đại lục không đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nhưng trang web tiếng Anh của tờ China Daily đưa tin có 800.000 người Hồng Kông ủng hộ sáng kiến ​​lập pháp này.

Tờ báo trích dẫn lời  Stanley Chow-pei, một đại biểu của Hồng Kông trong Đại hội Nhân dân Quốc gia (cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc). Ông lưu ý: số người ký tên thỉnh nguyện ủng hộ luật pháp nói rằng cư dân thành phố đứng về phía chính quyền, và phe đối lập nên ngừng phá hoại dự luật. Hội đồng lập pháp xác nhận rằng họ đã sẵn sàng thông qua đạo luật trong phiên điều trần thứ hai, sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng Sáu.

Số phận của các cuộc biểu tình

Những người biểu tình cho rằng không có gì tốt trong bộ luật.

“Bạn có nghĩ rằng mọi người sẽ tin tưởng  chính phủ trong việc muốn dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc, mặc dù chính bản thân chính quyền Đài Loan nói: với cái giá như vậy, họ không cần đến điều đó,- người đối thoại với Sputnik nói . Khi bộ luật khủng khiếp này được thông qua, tự do của người dân Hồng Kông sẽtrở nên ít hơn".

Mikhail Karpov, phó giáo sư tại Khoa Kinh tế  và Chính trị thế giới thuộc Trường Nghiên cứu Phương Đông của HSE cho biết: rất khó nói liệu có cơ hội cho người Hồng Kông để ngăn chặn việc thông qua luật về dẫn độ sang Trung Quốc hay không. Trong  cuộc tham vấn của Sputnik, ông giải thích rằng bản thân cư dân Hồng Kông không bị chính trị hóa nhiều, nhưng quy mô của các cuộc biểu tình vào Chủ nhật tạo ra ấn tượng mạnh .

"Xu hướng này nói lên nhiều điều," - Karpov bổ sung. Và vấn đề không chỉ là luật dẫn độ. "Nói chung, người dân Hồng Kông dường như đã quá mệt mỏi với chính sách của Bắc Kinh", chuyên gia giải thích rõ.

Thảo luận