Các nhà khoa học tìm thấy mỏ kim loại khổng lồ trên mặt trăng

MOSKVA (Sputnik) - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự bất thường từ tính ở cực nam của mặt trăng, được giải thích bằng phần còn lại của một tiểu hành tinh khổng lồ, vẫn còn được bảo tồn trong lớp bề mặt bao phủ của mặt trăng, theo tin từ trang web Live Science.
Sputnik

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, có một khối kim loại khổng lồ nằm bên dưới bề mặt miệng núi lửa Nam Cực - Aitken, nằm ở mặt bên kia mặt trăng và được coi là miệng núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, được hình thành do tác động của một thiên thể khác. Người ta cho rằng một tiểu hành tinh đã rơi xuống khu vực này của mặt trăng khoảng bốn tỷ năm trước.

Nhà khoa học nói về sự nguy hiểm khi con người ở trên mặt trăng lâu hơn một năm

Trọng lượng của khối vật chất "dị thường", theo các nhà khoa học, khoảng 2,4 triệu tấn, bài báo cho biết .

James và các đồng nghiệp đã phát hiện ra khối kim loại khổng lồ xen kẽ với nhau, bằng cách so sánh các bản đồ địa hình mặt trăng với dữ liệu được thu thập bởi chương trình nghiên cứu cấu trúc và trong lực mặt trăng (GRAIL) của NASA trong năm 2011: khi đó hai vệ tinh di chuyển theo quỹ đạo mặt trăng, xác định lực hấp dẫn tại các điểm khác nhau. Sự bất thường được tiết lộ trong khu vực miệng núi lửa Nam Cực - Aitken có thể được giải thích chính xác bằng một lượng lớn kim loại ở độ sâu vài trăm km. Các mô hình toán học được xây dựng bởi các nhà khoa học cho thấy phần còn lại của một tiểu hành tinh bằng niken siêu nặng vẫn có thể tồn tại dưới lớp vỏ bao phủ mặt trăng.

Thảo luận