Chó bị “lây” căng thẳng từ chủ nhân

MATXCƠVA (Sputnik) - Chó không chỉ có khả năng đồng cảm với người, mà còn cùng đau khổ nếu chủ nhân thường xuyên ở trạng thái căng thẳng. Các nhà khoa học Thụy Điển đã đi đến kết luận như vậy trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Sputnik

“Chúng tôi xác minh được rằng nồng độ cortisol trong cơ thể chó và chủ nhân của chúng đã đồng bộ hóa. Điều thú vị là tính cách của bản thân con chó không ảnh hưởng đến sự phát triển stress, trong khi hoàn cảnh của chủ lại tác động rất lớn đến thể trạng vật nuôi. Điều này dẫn chúng tôi đến giả thiết  rằng chó “sao chép” sự căng thẳng của chủ sở hữu”, - chuyên gia Lina Roth từ ĐHTH Linköping (Thụy Điển) cho biết.

Các nhà khoa học cho biết vì sao một số người thích mèo trong khi một số khác thích chó

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng các đặc điểm trí tuệ cũng như những xúc cảm phức tạp tưởng chừng chỉ là đặc trưng riêng của  con người, hóa ra cũng nhận thấy ở nhiều sinh vật khác, trong đó có chó, loài linh trưởng và thậm chí là những con…quạ.

Ví dụ, gần đây các chuyên gia sinh lý-thần kinh đã phát hiện ra rằng chó hiểu được ngữ điệu và ý nghĩa của những từ mà chủ nhân nói ra. Thêm vào đó, chó giao tiếp với người không phải vì miếng ăn, mà vì mục đích nhận được sự quan tâm và cảm xúc tích cực và “vui buồn ra mặt”. Ngoài ra, chó có thể ghi nhớ các thông tin "không cần thiết" và sử dụng nó sau khi giao tiếp với chủ.

Chuyên gia Lina Roth và các cộng sự của bà đã xác minh được  rằng “người bạn bốn chân thân nhất của con người” có khả năng đồng cảm thực sự sâu sắc hơn nhiều so với mức mà các nhà khoa học đã tưởng trước đây khi quan sát cuộc sống thường ngày của sáu chục con chó cùng với chủ nhân của chúng.

Các nhà khoa học chú ý đến chuyện phải chăng chó “sao chép” một cách vô thức những xúc cảm có tính “lây lan” như ngáp, ghẻ lở hay nấc cụt, mà chính con người, loài tinh tinh và nhiều sinh vật khác vẫn làm. Thêm nữa, bà Roth và các đồng nghiệp đã cố gắng hiểu xem liệu trong vấn đề này có sự khác biệt giữa những giống chó khác nhau hay chăng.

Ở Matxcơva hành khách trước khi bay có thể ôm chó

Để làm điều này, các chuyên gia tập hợp hai nhóm tình nguyện viên, một nửa trong số đó là chủ nhân của chó chăn cừu Sheltie, những người còn lại sở hữu chó Border Collie, và  cho chó đeo những chiếc vòng cổ đặc biệt theo dõi mức độ hoạt tính thể chất của thú cưng. Trong những tuần và tháng tiếp theo, các nhà khoa học thường xuyên đàm đạo với người nuôi chó, lấy mẫu nước bọt và lông của những con vật, đo nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể chúng.

Quá trình quan sát cho thấy hiện tượng thú vị - nồng độ của chất này trong cơ thể chó giống này hay giống khác không phụ thuộc vào tính cách, lối sống và đặc điểm cá nhân khác của những con vật, mà chỉ phụ thuộc vào tình trạng của chủ nhân. Nói cách khác, mức độ cortisol trong cơ thể chủ sở hữu chó ở mức cao hay thấp, thì vật nuôi của họ cũng căng thẳng nhiều hay ít.

Hiện thời các chuyên gia chưa thể giải đáp, tại sao lại có hiện tượng này, nhưng họ giả thiết rằng sở dĩ như vậy là do thực tế mối quan hệ giữa vật nuôi và chủ nhân của chúng nói chung cũng tương tự như ảnh hưởng lẫn nhau giữa trẻ nhỏ  và người mẹ của bé. Trong số đó, như nhận xét của bà Lina Roth, cũng có sự “đồng bộ hóa” về mức cortisol, giúp người phụ nữ thâm nhập vào tình huống và hiểu rõ hơn, cái gì đang khiến đứa con nhỏ chưa biết nói của họ không thoải mái.

Thảo luận