Sau vụ Chùa "BOT": Quốc hội yêu cầu minh bạch đầu tư, thu - chi dự án du lịch tâm linh

Với 449/451 đại biểu bỏ phiếu tán thành, chiều 14.6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, khóa 14, Thanh Niên ghi nhận.
Sputnik

Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu Chính phủ tổ chức thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quản lý và sử dụng nguồn thu từ các di sản văn hóa.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Nội vụ phủ nhận khái niệm “chùa BOT”

“Công khai, minh bạch thông tin về các dự án đầu tư khu du lịch tâm linh theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân, đấu tranh phòng, chống mê tín dị đoan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng hành nghề mê tín dị đoan nhằm thu lợi bất chính”, nghị quyết nêu rõ.

Trước đó, khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Thể thao - Du lịch - Văn hoá, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng thương mại hoá du lịch tâm linh, xây "chùa BOT" để trục lợi. Các đại biểu đề nghị phải minh bạch việc thu chi, quản lý tiền công đức tại các điểm đền, chùa... 

Trong lĩnh vực giao thông, nghị quyết yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Đến hết năm 2019, tất cả các trạm thu phí thực hiện thu phí tự động không dừng; rà soát, xử lý các vướng mắc tại một số trạm thu phí BOT giao thông đường bộ, trong đó tập trung xử lý nghiêm các vi phạm trong việc thu phí. Giám sát chặt chẽ và công khai việc thu phí hoàn vốn của các dự án BOT giao thông.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra sự bất thường ở dự án gắn mác tâm linh của Xuân Trường

Nghị quyết kỳ họp này cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng công an, hải quan, biên phòng và cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng hàng không, hàng hải và trên biển.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy, không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy sang nước thứ 3; nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác cai nghiện, quản lý đối với người nghiện, cơ sở cai nghiện ma túy.

Thảo luận