Lá bài Việt Nam trong trò chơi Mỹ-Ukraina

Vào cuối tuần trước, Bộ Cựu chiến binh của Ukraina và Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) đã ký kết bản ghi nhớ về việc tìm kiếm những tù binh và người mất tích, chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.
Sputnik

Kiev đã giải thích thêm rằng, như dự kiến, trong số các cựu chiến binh công dân Ukraina họ sẽ phát hiện những người đã từng tham gia Chiến tranh Việt Nam (1959−1975) hoặc đã từng phục vụ tại Việt Nam (1975−1986). Các cựu chiến binh được xác nhận sẽ được phỏng vấn để cung cấp thêm thông tin về những hoạt động quân sự mà họ đã tham gia, trong đó binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt giữ hoặc mất tích.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kể về việc ông Zelensky xin được cung cấp vũ khí mới

Thoạt nhìn có vẻ như đây là sự nghiệp cao cả - Kiev muốn giúp Washington trong một vấn đề nhân đạo quan trọng. Trong mấy chục năm liền chính quyền Hoa Kỳ cố gắng tìm kiếm thông tin tài liệu về những đồng bào của họ đã mất tích trong Chiến tranh Việt Nam, bởi vì đến nay những người thân vẫn chưa biết số phận của hàng trăm lính Mỹ. Việt Nam hiểu rõ nỗi đau của những người cha và người mẹ của các chàng trai Mỹ đã mất tích trong Chiến tranh Việt Nam. Và toàn thế giới đều biết rằng, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tùy theo khả năng, giúp Mỹ trong hoạt động tìm kiếm và đã nhiều lần trao trả cho phía Hoa Kỳ hài cốt của quân nhân Mỹ.

Tất nhiên, người Việt Nam biết nhiều nhất về những quân nhân Mỹ đã mất tích trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng, không nên nghĩ rằng, cư dân Việt Nam biết về tất cả những người lính. Trong những năm chiến tranh hầu như không ai lưu giữ hồ sơ về vị trí của mỗi phi công Mỹ bị bắn hạ. Trong những năm chiến tranh, người dân Việt Nam chỉ nghĩ đến cách trừng phạt kẻ xâm lược, chứ không phải về việc bảo vệ cho ngôi mộ của nó.

Các cựu chiến binh Ukraina từng chiến đấu ở Việt Nam có thể làm gì để giúp đỡ cho Lầu năm góc (ở đây nói về những người đã phục vụ trong Quân đội Liên Xô, chứ không phải những người Mỹ gốc Ukraina từng phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ và đã ném bom xuống các thành phố miền Bắc)? Nghiêm túc thì… họ không thể làm gì. Chắc là ba chục cựu chiến binh không nhớ tên những địa điểm mà các máy bay Mỹ đã bị bắn rơi hoặc nơi phi công Mỹ nhảy dù. Thứ nhất, hơn 40 năm đã trôi qua, và thứ hai, họ không biết tiếng Việt và không thể nói chính xác tên gọi điểm địa lý nào.

Khu vực nào sẽ là điểm nóng nhất trong năm 2019?

Tại sao hai bên vẫn muốn hợp tác trong một dự án rõ ràng không hiệu quả? Lý do chính là như sau: đối với chính quyền Ukraina hiện tại, bản ghi nhớ này là một biểu hiện mới về lòng trung thành với Washington. Và đối với Hoa Kỳ, đây là một cơ hội để kiểm tra xem liệu ở Ukraina còn lại những người vẫn giữ vững lời thề “vì nhân dân phục vụ Liên Xô”. Và nếu ở Ukraina vẫn có những người như vậy, thì nên ép buộc họ từ bỏ những ý tưởng của chủ nghĩa quốc tế và sử dụng tiền bạc để chống lại những người cộng sản trong cuộc chiến đó hoặc kể lại những câu chuyện về cuộc sống mòn mỏi của những tù binh Mỹ bên trong các nhà tù Việt Nam. Các đại diện của Mỹ đã từng cố gắng làm như vậy với người Nga dưới thời Tổng thống Yeltsin và Bộ trưởng ngoại giao Kozyrev. Hai chính trị gia này đã hứa với Washington sẽ giúp tìm kiếm những người Mỹ đang bị giam giữ tại các nhà tù Việt Nam. Nhưng họ đã không thành công bởi vì phía Việt Nam đã chuyển giao cho Hoa Kỳ tất cả các tù binh vào những năm 1970 ngay sau khi kết thúc chiến tranh.

Vì vậy, bản ghi nhớ vừa được ký kết hầu như không có gì chung với Việt Nam. Chính quyền Kiev và Washington cần đến văn kiện này để củng cố thêm quan hệ song phương. Thực tế mới này trong sự hợp tác giữa Ukraina và Mỹ khó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai nước này với Việt Nam. Nhưng, văn kiện này vẫn gây khó chịu.

Thảo luận