Theo lời ông, những lý do dẫn đến hành động biểu tình phản đối của người dân gồm hai yếu tố: cuộc chiến tiềm ẩn có thể xảy ra ở Iran và vai trò của Ramstein trong cuộc xung đột này, cũng như sự phát triển tình hình sau Hiệp ước INF. Ông Brown nhận định về vấn đề này như sau: "Điều kiện kỹ thuật để triển khai vũ khí hạt nhân ở Ramstein" vẫn được duy trì và "khả năng cao nếu vũ khí hạt nhân được tái triển khai ở châu Âu, thì chắc chắn sẽ là ở Ramstein".
Nhà báo lưu ý rằng những người có chính sách bảo thủ hàng đầu, chẳng hạn như, Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã " thẳng thắn phát biểu rằng bất kỳ “bước đột phá” nào cũng có thể xảy ra sau khi Hiệp ước INF chấm dứt, và điều này có thể dẫn đến đợt triển khai đầu đạn hạt nhân mới". Ở Mỹ, cũng có những người ủng hộ Chiến lược hạt nhân phát triển hơn nữa sau khi Hiệp ước INF kết thúc, đặc biệt là triển khai vũ khí hạt nhân mới ở Châu Âu, quan điểm này vẫn luôn được Lầu Năm Góc duy trì. “Trong trường hợp đó, Đức sẽ là quốc gia quan trọng để nhắm tới, vì nước này có đầy đủ tiềm năng và vị trí địa chính trị trung tâm”, Brown nhận xét.
Trong khuôn khổ những đợt biểu tình hàng năm diễn ra lần thứ 5 liên tiếp, được tổ chức gần căn cứ Ramstein, dự kiến sẽ có đại hội quốc tế, festival tầm thế giới và cuộc biểu tình quy mô lớn. Các nhà hoạt động sẽ quy tụ tại trại dã chiến trong tuần, và những người tham gia cũng có ý định tập trung xung quanh căn cứ không quân. “Đợt vây hãm”, tất nhiên, cũng như những năm trước, đều bất hợp pháp, không được chính quyền chấp thuận. Một số thành viên cơ quan lập pháp của Nghị viện Đức Bundestag, nhiều chính trị gia Đức cũng tuyên bố tham gia vào hoạt động phản đối này.