"Chúng tôi điều chỉnh chế độ và điều kiện sản xuất, đặc biệt là nhiệt độ, làm thay đổi tính chất của nấm men, cũng như sử dụng phụ gia hương vị. Hợp tác với những đồng nghiệp từ Đại học ITMO ở Saint Petersburg, chúng tôi đang xem xét khả năng sử dụng chiết xuất rễ cây sắn dây rừng và tảo chlorella khi sản xuất bia nhằm giảm tác dụng độc hại của đồ uống có cồn”, Đại học Liên bang Ural dẫn lời Giáo sư Elena Kovaleva.
Cần lưu ý rằng loại bia này sẽ giúp người uống nhận được lượng vitamin và khoáng chất hữu ích, có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư, cũng như không gây đau đầu.
Ngoài ra, trên cơ sở bã ngũ cốc lên men sau khi sản xuất bia - sản phẩm thải của ngành công nghiệp bia - phòng thí nghiệm phát triển bánh quy và thanh yến mạch.
Trường đại học lưu ý rằng chất dinh dưỡng có trong loại bột này được tiêu hóa hoàn toàn, "phân biệt rõ ràng giữa thực phẩm chức năng với dinh dưỡng bổ sung”.