Từ lâu nay Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã cố gắng ký kết các văn kiện này, đặc biệt là thỏa thuận về thương mại tự do. Đó là điều dễ hiểu. EU liên tục chiếm vị trí đối tác thương mại có khối lượng giao thương lớn thứ hai của Việt Nam. Và vấn đề thuế hải quan rất hệ trọng đối với Việt Nam.
Cuộc đàm phán giữa Việt Nam và EU bắt đầu ngay từ năm 2012, nhưng diễn ra không hề xuôi chèo mát mái, bởi Hà Nội luôn bị người châu Âu cố áp đặt ràng buộc không chỉ vào ý tưởng của họ về mức thuế mà còn cả ý tưởng về những vấn đề nhân đạo (quyền con người, thành lập công đoàn phi Nhà nước), sinh thái, v.v. Và cứ như vậy, bất kể thực tế là sau khi gia nhập WTO và thông qua phiên bản đổi mới Hiến pháp năm 2013, trong luật pháp xã hội của CHXHCN Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, quyền công dân ở Việt Nam bao gồm cả quyền của những người lao động được chính thức đảm bảo theo các chuẩn mực gần như ở các nước Tây Âu. Tuy vậy, các chính trị gia Tây Âu vẫn có không ít phàn nàn về Hà Nội.
Hôm nay, tiến trình ký kết Hiệp định về khu vực thương mại tự do đang đang tiến thẳng tới đích. Sau khi ký, văn kiện sẽ được đệ trình xem xét tại Nghị viện châu Âu và nghị viện 28 quốc gia thành viên. Hà Nội trông đợi rằng Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ được Nghị viện châu Âu thông qua vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020.
Sau khi Hiệp định đi vào hiệu lực, thuế hải quan mức 0 sẽ được thiết lập với hơn 99% hàng hóa sản xuất tại các nước tham gia văn kiện.
Như kinh nghiệm cho thấy, việc tạo ra khu vực thương mại tự do sẽ cấp xung lực kích thích mạnh đà tăng trưởng kim ngạch thương mại. Đã có hiện thực sinh động minh chứng cho điều đó là mối quan hệ của Nga và Việt Nam. Sau khi thành lập khu thương mại tự do Việt Nam với EAEU (tháng 5 năm 2015), kim ngạch thương mại lẫn nhau hàng năm đã tăng thêm 30%.
Những muốn hy vọng rằng trong nghị viện các quốc gia thành viên EU sẽ không có đối thủ chống lại việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do và văn kiện sẽ bắt đầu hiệu lực đúng hạn. Còn sự hiểu biết thế nào là dân chủ đích thực và con người cần sử dụng những quyền gì thì ở người Việt Nam và người Tây Âu sẽ luôn có sự khác biệt, bởi như nhà văn Anh Rudyard Kipling đã viết, “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ” (East is East, and West is West, and never the twain shall meet).