Ai có thể giáng đòn quyết định vào sự thống trị của đồng đô la?

Chính quyền Iran đang tiến hành đàm phán với một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Ấn Độ, về việc ký kết các thỏa thuận tài chính nhằm hạn chế sử dụng đồng đô la trong hoạt động thương mại.
Sputnik

Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Guller chuyên về chính trị, tác giả của một số cuốn sách về Trung Đông, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bình luận về tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho biết chính quyền Iran đang đàm phán với một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Ấn Độ, về việc ký kết các thỏa thuận tài chính nhằm hạn chế việc sử dụng đồng đô la trong giao dịch thương mại.

Châu Âu công nhận vai trò chính của Nga trong cuộc chiến chống lại đồng đô la

Nói về tác động của các thỏa thuận như vậy giúp các quốc gia trong khu vực thoát khỏi áp lực kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, Guller nói:

«Ở đây quy mô và phạm vi của các thỏa thuận này không quan trọng bằng việc ký kết . Điều này trong tương lai sẽ khiến cho việc Mỹ không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các thỏa thuận tài chính, cơ chế thanh toán chung, giao dịch bằng tiền tệ quốc gia là tất cả các bước bổ sung nhằm lật đổ sự thống trị của đồng đô la trong hệ thống kinh tế quốc tế. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phản đối cơ chế thanh toán INSTEX được tạo ra do những nỗ lực của Đức, Pháp và Anh cùng với Iran.

Lưu ý thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ - Iran sẽ cho phép phát triển quan hệ song phương một cách định tính, chuyên gia cho biết:     

«Thỏa thuận song phương và các cơ chế thanh toán chung như vậy sẽ thúc đẩy các nhà điều hành phải tuân thủ pháp luật trong khuôn khổ những ký kết đạt được giữa các nước. Tiến hành thương mại song phương trong bối cảnh các lệnh trừng phạt bằng nhiều phương cách bất hợp pháp trong khuôn khổ hệ thống tài chính do Mỹ kiểm soát, mang lại cơ hội tốt để làm giàu, nhưng tạo ra vấn đề trong mối quan hệ song phương và tạo cho Mỹ một lý do bổ sung. Đặc biệt, các vấn đề xảy ra trong những năm qua trong quan hệ thương mại Thổ Nhĩ Kỳ - Iran, được thực hiện thông qua các trung gian và đại lý, thật không may, sẽ là con át chủ bài để Hoa Kỳ sử dụng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Với suy nghĩ này, việc ký kết thỏa thuận tài chính song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ đảm bảo sự phát triển và củng cố quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bền vững».

"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Tầm quan trọng vấn đề này thể hiện ở chỗ chủ đề này nằm trong chương trình nghị sự vào thời điểm Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran, Guller nói:

«Quy mô kinh tế của các quốc gia này (mà Zarif nói trong tuyên bố của mình) vượt quá quy mô nền kinh tế Hoa Kỳ và họ không bắt buộc phải giao dịch theo các điều khoản do Hoa Kỳ quy định. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và gia tăng sức nặng của mình tại IMF và Ngân hàng Thế giới, khuôn khổ tài chính do Hoa Kỳ vạch ra bắt đầu tách rời và biến đổi. Như đã biết, nhiều quốc gia trong số này có cùng cấu trúc và mong muốn chuyển sang tiền tệ quốc gia trong thương mại song phương. Quyết định này đã dần bắt đầu ảnh hưởng đến hệ thống giao dịch của họ. Chúng ta có thể nói rằng đây là một đòn giáng mạnh vào sự thống trị của đồng đô la. "

Tóm lại, chuyên gia nhấn mạnh  sự độc lập hoàn toàn của đất nước chỉ có thể xảy ra trong điều kiện đảm bảo sự độc lập về kinh tế, chủ yếu nhắm vào các mô hình tương tác, như các hiệp định tài chính song phương.

Thảo luận