Liệu Việt Nam có bị Mỹ trừng phạt?

Tuổi Trẻ dẫn ý kiến chuyên gia phân tích rủi ro Việt Nam bị Mỹ áp thuế giữa căng thẳng xung đột Mỹ-Trung.
Sputnik

 Tại buổi họp báo thường kỳ quý II-2019 của bộ này sáng 27-6 ở Hà Nội, ông Lương Văn Khôi - phó giám đốc Trung tâm kinh tế dự báo, cho biết việc áp thuế của Mỹ là khả năng không có.

Trump: Trong số đối tác thương mại nước ngoài, Mỹ có nhiều "phàn nàn" nhất đối với Việt Nam
Liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động đến Việt Nam, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch của dòng vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam, ông Nguyễn Nội - phó cục trưởng Cục Đầu tư tư nước ngoài, cho biết hiện nay nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc với tổng đầu tư là 2,2 tỉ đôla Mỹ, xếp thứ ba trong 6 tháng đầu năm nhưng về lũy kế thì xếp thứ 7.

Liệu Việt Nam có bị áp thuế từ Mỹ?

Ông Lương Văn Khôi đã có những phân tích về những rủi ro mà Việt Nam có thể gặp phải trong diễn biến kinh tế quốc tế đang ngày một khó lường.

Đầu tiên về khả năng Việt Nam sẽ bị áp thuế. Theo vị chuyên gia này, một quốc gia nếu bị Mỹ áp thuế sẽ bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ. Việc đưa vào danh sách này dựa trên 3 tiêu chí: có thặng dư thương mại với Mỹ trên 20 tỷ USD, thặng dư cán cân thanh toán hơn 2% GDP, và có can thiệp một chiều liên tục vào thị trường ngoại hối.

Với Việt Nam, do chưa xảy ra tiêu chí thứ 3 – tức can thiệp liên tục vào thị trường ngoại hối nên Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.

"Gần đây dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương ứng 14 tuần nhập khẩu. Theo IMF, phải trên 16 tuần, do vậy Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn", ông nói.

"Khả năng Mỹ áp thuế cho Việt Nam sẽ không có", ông Khôi khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát nâng cao
Thứ hai là về vấn đề nền kinh tế trên 94 triệu dân có thể trở thành điểm đến đầu tư nhằm lẩn tránh tác động của chiến tranh thương mại.

Theo ông Khôi, trong ngắn hạn, Việt Nam có thể được hưởng lợi do lỗ hổng thị trường do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung để lại. Dù vậy, những lợi thế này sẽ biến mất và chuyển sang tác động tiêu cực trong trung và dài hạn.

"Ngoài ra nguy cơ do cuộc chiến tranh này không nằm ở những vấn đề thương mại mà nằm ở chuỗi cung ứng cũng như việc chuyển giao công nghệ", ông nói.

Về giải pháp, ông Khôi cho rằng nền kinh tế trong nước phải tiếp tục giữ được ổn định vĩ mô, kiểm soát và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá trước đồng NDT mất giá.

"Chúng ta cần tăng cuòng biện pháp phòng vệ thương mại để ngăn hàng Trung Quốc tràn sang. Đồng thời cần kiểm soát chặt cũng như hạn chế dòng vốn FDI Trung Quốc, đặc biệt là những đơn vị lợi dụng Việt Nam lắp ráp rồi xuất khẩu sang Mỹ", Lương Văn Khôi nhấn mạnh.

Tình huống Mỹ có thể đưa Việt Nam vào danh sách giám sát nâng cao

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, một điểm đáng chú ý của dòng vốn ngoại qua 6 tháng đầu năm là FDI từ châu Á tăng đột biến, khoảng 86%. Nếu luỹ kế đến hết tháng 6/2019 là 76%. Khu vực đầu tư châu Á bao hàm cả Trung Quốc.

Đầu tư từ Trung Quốc trong 5 tháng đạt 2,2 tỷ USD, đứng thứ 3 trên tổng số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có rót vốn vào Việt Nam. Trung Quốc cũng là quốc gia đứng thứ 7 về đầu tư nếu tính luỹ kế đén hết tháng 5/2019.

"Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhiều khả năng có sự chuyển dịch đầu tư khi Mỹ áp thuế cao với một số mặt hàng Trung Quốc. Các nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang châu Á, trong đó có Việt Nam vốn là nước có môi trường đầu tư hấp dẫn", ông Nguyễn Nội, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nói.

Không phân biệt nguồn gốc của dòng vốn, tuy nhiên ông Nội lưu ý cần phải hạn chế những dự án có chất lượng không cao, có ý đồ gian lận xuất xứ, tác động không tốt đến môi trường đầu tư kinh doanh..

Không hoãn Luật quy hoạch

Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh đề xuất của Chính phủ về dự thảo "nghị quyết thi hành Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch" (dự thảo  nghị quyết này không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành). 

Kiên quyết chặn hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam, xuất sang Mỹ

Theo ông Vũ Đại Thắng, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Luật quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Thông tin Bộ Kế hoạch và đầu tư và Chính phủ trình nghị quyết để hoãn thi hành luật là không chính xác, mà là để tháo gỡ một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, trước khi các quy hoạch mới được lập phê duyệt. 

"Những nội dung trình sang hoàn toàn để đảm bảo việc điều hành của Chính phủ, địa phương diễn ra liên tục trước khi Luật quy hoạch mới được thông qua" - ông Thắng khẳng định. 

Cũng theo thứ trưởng Vũ Đại Thắng, do đây là luật có tác động lớn nên Bộ Kế hoạch và đầu tư phải sửa 37 luật liên quan. 

Đơn cử như việc sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp sẽ gắn với Luật quy hoạch, ví dụ với dự án nằm trong quy hoạch sẽ bỏ qua việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Giới đầu tư chuyển một phần vốn sang Việt Nam do thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc

Ngoài ra, Luật quy hoạch cũng có vai trò để cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm các quy định không còn phù hợp. 

Ông Vũ Quang Các, vụ trưởng Vụ Quy hoạch, cho biết thêm rằng hiện nay những vướng mắc liên quan đều tập trung vào những điều khoản chuyển tiếp nên Bộ Kế hoạch và đầu tư và Chính phủ kiến nghị sang Quốc hội là để giải quyết các điều khoản chuyển tiếp với Luật quy hoạch, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và bộ ngành. 

Cũng theo ông Các, thực tế trong quá trình xây dựng các quy hoạch trước đây, do cách xây dựng và chất lượng các quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng nên quá trình thực hiện phải điều chỉnh. 

Do điều chỉnh phải tuân thủ theo Luật quy hoạch nên các bộ ngành địa phương lúng túng, việc ban hành hướng dẫn nghị định thi hành Luật quy hoạch lại quá chậm so với yêu cầu nên các bộ ngành khi thực hiện điều chỉnh gặp nhiều khó khăn.

Thảo luận