“Một lần nữa Iran nhấn mạnh chính sách nguyên tắc của mình là lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và trong bất kỳ trường hợp nào”, - ông Zarif tuyên bố trong bài phát biểu nhân Ngày đấu tranh chống vũ khí hóa học và sinh học ở Iran.
Theo lời ông, Tehran cho rằng bước đi chính tới việc tạo lập một thế giới không có vũ khí hủy diệt hàng loạt là phải "tiêu hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học của Mỹ như là chủ sở hữu độc nhất của thứ vũ khí này trên thế giới". Ông cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ "đã trở nên nghiện sử dụng những công cụ vô nhân đạo dưới dạng trừng phạt kinh tế và chủ nghĩa khủng bố".
Sau vụ tấn công lớn nhất bằng khí gas xảy ra đúng 5 năm trước - tháng 8 năm 2013 tại vùng Đông Ghouta ngoại ô Damascus mà theo nhiều nguồn tin, số người tử vong là từ vài trăm đến 1000 người, Syria đã tham gia vào Công ước cấm vũ khí hóa học. Đây là kết quả thỏa thuận giữa Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy vũ khí hóa học tại đất nước này dưới sự kiểm soát của OPCW và ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Syria.