“Khủng hoảng xung quanh F-35 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ bắt nguồn từ tham vọng dẫn đầu của Mỹ”

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Nikkei trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo Hoa Kỳ rằng, Ankara sẽ hướng tới các cơ chế quốc tế nếu Washington từ chối tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận song phương, theo đó Mỹ phải cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các chiếc máy bay ném bom F-35.
Sputnik

“Chúng tôi đã trả cho Mỹ 1,25 tỷ USD theo dự án F-35. Nếu họ thực hiện một bước sai lầm như vậy, chúng tôi sẽ gửi đơn kiện đến Tòa án Trọng tài Quốc tế đòi trả lại số tiền đã bỏ ra", tờ Hurriyet dẫn lời ông Erdogan.

Tổng thống Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Mỹ chuyển giao tiêm kích F-35

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Serdar Erdurmaz, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế Thổ Nhĩ Kỳ (TÜRKSAM) bình luận về cuộc khủng hoảng F-35 và các kịch bản phát triển có thể xảy ra sau cuộc gặp của Erdogan và Trump trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Ông nhấn mạnh rằng, sự căng thẳng xung quanh F-35 bắt nguồn từ tham vọng chính trị và ý chí cao nhất của hai quốc gia.

"Hoa Kỳ không thể làm gì với Thổ Nhĩ Kỳ, vì đây là một quốc gia có chủ quyền, do đó, họ đang cố gắng áp đặt một số hạn chế, sử dụng chương trình F-35 như một con át chủ bài", ông nói.

Ông Erdurmaz lưu ý, Hoa Kỳ là một bên tham gia thỏa thuận chung với Hy Lạp, Síp, Israel và Ai Cập về phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở Đông Địa Trung Hải. Bây giờ Washington tìm cách gây áp lực cho Thổ Nhĩ Kỳ để buộc nước này phải đi theo con đường mà Hoa Kỳ đã chọn.

“Trên thực tế, lập trường của Washington trong tình hình xung quanh F-35 bắt nguồn từ tham vọng dẫn đầu thế giới của họ. Washington gây áp lực cho Thổ Nhĩ Kỳ và lập luận rằng: “Sao Ankara dám chống lại ý chí của nhà lãnh đạo thế giới? Hãy để họ thử và chúng tôi sẽ cho họ thấy ai là người lãnh đạo chủ yếu của thế giới”. Trong khi đó, theo bản hợp đồng, Mỹ phải cung cấp các chiếc máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì trong thỏa thuận tương ứng không có điều khoản quy định việc phía Mỹ từ chối cung cẫp máy bay trong trường hợp bất kỳ tình huống nào",- ông nhấn mạnh.

“Khủng hoảng xung quanh F-35 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ bắt nguồn từ tham vọng dẫn đầu của Mỹ”

Nói về những hậu quả có thể xảy ra nếu Mỹ từ chối cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdurmaz lưu ý:

Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật cấm giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ

“Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng kế hoạch phát triển cho 10 năm tới và muốn nhận được F-35. Từ quan điểm này, quyết định của Mỹ từ chối cung cấp máy bay, tất nhiên, sẽ có tác động đáng kể đến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng, theo tôi, sau một thời gian, cuộc xung đột này sẽ được khắc phục. Trước đây, khi có tình hình căng thẳng xung quanh đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị áp đặt một lệnh cấm vận, nhưng sau một thời gian, người ta đã giảm nhẹ các biện pháp trừng phát và sau đó lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Tôi cho rằng, hiện nay có một tình huống tương tự. Sau một thời gian các chiếc F-35 vẫn sẽ được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Ankara đã đầu tư một khoản tiền lớn vào dự án này. Áp lực hiện tại từ phía Mỹ liên quan trực tiếp đến việc mua S-400. Có lẽ không có cách nào để nhanh chóng giải quyết vấn đề, nhưng, trong trung hạn hoặc dài hạn, dù sao đi nữa, các bên sẽ tìm được một lối thoát”, - ông Erdurmaz kết luận.

Thảo luận