Những người biểu tình ở Hồng Kông định đột nhập vào tòa nhà quốc hội

BẮC KINH (Sputnik) - Những người phản đối dự luật dẫn độ lại tổ chức biểu tình nhân kỷ niệm 22 năm Hồng Kông trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, họ tìm cách xâm nhập vào tòa nhà của hội đồng lập pháp thành phố, đài truyền hình RTHK đưa tin.
Sputnik

Hôm thứ Hai là kỷ niệm 22 năm Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Năm nay là lần đầu tiên lễ kỷ niệm này diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình. Các biện pháp an ninh được xiết chặt, cũng còn vì thời tiết mưa. Trước đó đã xảy ra những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình xây rào chắn trên một số đường phố. Cảnh sát đã sử dụng dùi cui và hơi cay. Theo cảnh sát, những người biểu tình đã ném các vật thể có chất lỏng không xác định vào các sĩ quan cảnh sát, hậu quả là 13 sĩ quan phải nhập viện.

Theo RTHK, vài chục người biểu tình đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà, tìm cách đập vỡ các cửa kính. Cảnh sát có mặt bên trong tòa nhà và những người biểu tình không vào được, mặc dù kính bị nứt.

Được biết, một người biểu tình định ngăn những người khác nhưng bị xô ngã. Một nghị sĩ cũng cố gắng ngăn chặn người biểu tình, nhưng bị thương.

Dự kiến ​​một cuộc tuần hành phản đối quy mô lớn sẽ bắt đầu lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.

2 triệu người Hồng Kông biểu tình đòi xóa dự luật dẫn độ

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu vào đầu tháng 6 do việc xem xét sửa đổi luật về dẫn độ. Nếu luật này được phê chuẩn thì Hồng Kông sẽ được phép dẫn độ các nghi phạm đến các khu vực pháp lý không ký kết thỏa thuận dẫn độ với đất nước, bao gồm Đài Loan, Ma Cao và Trung Quốc đại lục. Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra vào ngày 12 tháng 6 với hàng chục ngàn người tham gia đã xảy ra đụng độ với cảnh sát. Cảnh sát đã buộc phải sử dụng hơi cay, dùi cui, đạn cao su và bom khói. Một cuộc biểu tình quy mô lớn khác diễn ra vào ngày 16 tháng 6 với sự tham gia của khoảng 2 triệu người.

Chính phủ Hồng Kông đã nhượng bộ bằng cách tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc xem xét sửa đổi luật. Người đứng đầu chính quyền, ông Carrie Lam, đã đứng ra công khai xin lỗi về tình trạng này. Nhưng những người phản đối dự luật không hài lòng, họ yêu cầu từ chối hoàn toàn dự luật, gửi tối hậu thư cho chính quyền nhưng không được chấp thuận. Các cuộc biểu tình lại dấy lên vào ngày 22 tháng 6, nhưng ở quy mô nhỏ hơn và nhanh chóng dịu xuống.

Thảo luận