Cuộc gặp Osaka không như ý với Trump

Cuộc gặp G20 tại thành phố Osaka của Nhật Bản đã kết thúc bằng việc thông qua tuyên bố chung với 43 điểm. Trong đó, những nước lớn nhất của thế giới trên bình diện kinh tế đã cam kết hành động “vì lợi ích tăng trưởng toàn cầu”.
Sputnik

Sputnik giới thiệu bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov về vấn đề này, đưa ra cái nhìn chung về diễn biến cuộc gặp. G20 đã vạch ra những bước đi trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại, tài chính, sinh thái, di cư và bình đẳng giới.

Theo thừa nhận của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì hội nghị, hoạch định một văn kiện chung đã là việc không hề dễ dàng. Tại sao vậy? Khúc mắc là ở chỗ trong nhiều vấn đề, lập trường của đa số thành viên tham gia cuộc gặp đã khác biệt với quan điểm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Và trong hàng loạt trường hợp, Tổng thống Mỹ đã phải thoái lui.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Mỹ muốn sửa đổi hiệp ước an ninh với Nhật Bản

Tuyên bố thể hiện sự cần thiết phải “thúc đẩy thương mại công bằng, tự do, không phân biệt đối xử”. Thế mà, như đã rõ, dưới cái cớ bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ, Trump lại đang làm tất cả những gì có thể để áp đặt thuế và đưa ra nhiều hạn chế thương mại mới với đủ lý do. Nhiều quốc gia e ngại cuộc thương chiến mà  Nhà Trắng công bố chống Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác. Quả thật, tại Osaka, Trump có thông báo sẽ không ban hành thuế quan mới với hàng hóa Trung Quốc nữa, rằng cuộc đàm phán với Bắc Kinh sẽ được tiếp nối, nhưng phải chăng như vậy nghĩa là Trump đã chịu sửa đổi chính sách của mình về Trung Quốc? Tất nhiên là không. Đây chỉ  là khoảng thời gian hưu chiến khi phải đối diện với sự bất bình của dư luận thế giới.

Cuộc gặp Osaka không như ý với Trump

Cũng nổi cộm tương tự như vậy với lập trường của Washington về WTO. Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, Trump lập tức tuyên bố không sẵn lòng ủng hộ một số tổ chức quốc tế, ví dụ UNESCO, WHO, WTO. Về WTO, ông nói như sau: “WTO là một thảm họa. Tổ chức này khiến gần như không thể tiến hành kinh doanh dành cho Hoa Kỳ”. Hiện tại, Washington từ chối đồng ý thay thế các thẩm phán của Tòa án Trọng tài WTO và như vậy phong tỏa công việc của tổ chức. Nếu không có Tòa án Trọng tài, WTO sẽ trở thành một cấu trúc phần lớn vô dụng.

Tuy nhiên, hầu hết các nước G20 đều tỏ ra hòa hiếu với WTO, trong Tuyên bố chung thận trọng nói về việc cải cách tổ chức quốc tế quan trọng này và rõ ràng không ai sửa soạn giải tán WTO.

Nội dung lớn thứ ba có sự bất đồng giữa đa số và Trump là vấn đề chống biến đổi khí hậu. Như ai cũng rõ, Trump đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Theo ý kiến của ông ta, các biện pháp đề xuất tại hội nghị quốc tế ở Paris năm 2015 chỉ tổ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Đến Osaka, Trump lại cố biện bạch cho quan điểm vị kỷ của mình. Nhưng với nỗ lực của hàng loạt phái đoàn có uy tín, trước hết là EU và Trung Quốc, dù sao vẫn đưa được vào Tuyên bố ý tưởng cam kết của G-20, trung thành với những điều khoản cơ bản của Thỏa thuận Paris và kêu gọi thực thi văn kiện.

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "đã thành công" tại G20

Mà có lẽ Trump cũng chẳng mấy chua cay khi quan điểm Mỹ không phải lúc nào cũng giành phần thắng ở Osaka. Ông có thể không nhận ra thực tế đó. Bởi trước mắt ông còn có cuộc gặp mới với Kim Jong-un.

Một chi tiết quan trọng nữa. Những hội nghị thượng đỉnh G20 trước đây hầu như luôn luôn là sự phô trương vị thế thủ lĩnh của Hoa Kỳ. Còn cuộc gặp mới nhất ở Osaka cho thấy rằng, khi tụ hội, những chủ thể kinh tế lớn nhất của thế giới đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chính bản thân họ, thể hiện sự can đảm trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, vốn đang ngày càng trùng hợp với lợi ích chung của nhân loại.

Thảo luận