Vụ cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa bị đột quỵ: "Sức khỏe anh ấy thấy yếu lắm rồi"

Cựu đại tá Nguyễn Chí Phương, cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa - người bị khởi tố về tội "nhận hối lộ" đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực ở Thanh Hóa, với thông tin từ một vị lãnh đạo bệnh viện là "sức khỏe anh ấy thấy yếu lắm rồi", báo Người lao động ghi nhận.
Sputnik

Sáng nay 5-7, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận với về việc cựu đại tá Nguyễn Chí Phương, cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa - người đã bị Bộ Công an tước danh hiệu Công an nhân dân, bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố về tội "nhận hối lộ", đang nằm điều trị bệnh tại bệnh viện.

Bị bắt về tội nhận hối lộ, cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa đột quỵ

"Anh Phương điều trị bệnh ở đây lâu rồi. Trước đó, anh ấy nhập viện điều trị khá lâu, sau đó được gia đình và ngành công an có đề nghị đưa ra Hà Nội kiểm tra, điều trị. Hiện anh ấy đã quay lại và đang điều trị tại bệnh viện. Sức khỏe anh ấy thấy yếu lắm rồi"- vị lãnh đạo này thông tin.

Khi được hỏi ông Nguyễn Chí Phương bị bệnh gì, tình hình bệnh tình thế nào? Vị lãnh đạo này cho biết không rõ, vì không thuộc chuyên môn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cựu đại tá Nguyễn Chí Phương được cho đang điều trị bệnh tại phòng 1111 tầng 11, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Đây là phòng điều trị theo yêu cầu. Thực tế tại đây cho thấy căn phòng được khóa trái, cửa kính nhưng có rèm che nên không rõ được thông tin bệnh nhân bên trong phòng và sức khỏe của cựu đại tá này ra sao.

Trao đổi với PV, Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP HCM), cho biết việc tạm giam là biện pháp cách li bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi. 

Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa Nguyễn Chí Phương bị tước quân tịch

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn…

Theo ông Bình, Đối với trường hợp của ông Nguyễn Chí Phương, nguyên Trưởng Công an TP Thanh Hóa, sau khi được VKSND Tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam thì ông Phương phải cấp cứu do đột quỵ.

"Nếu ông Phương đang bệnh nặng thì căn cứ theo khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ các trường hợp theo quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 4 Điều 119"- luật sư Bình phân tích.

Vụ cựu trưởng Công an TP Thanh Hóa bị đột quỵ: "Sức khỏe anh ấy thấy yếu lắm rồi"
Trưởng Công an TP. Thanh Hóa bị tố nhận chạy án

Trong trường hợp cựu Trưởng Công an TP Thanh Hóa mắc bệnh hiểm nghèo cần điều trị lâu dài, theo luật sư Bình, căn cứ Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự thì VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp: Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố...

"Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Đây là việc tạm thời chấm dứt hoạt động tố tụng cho đến khi có quyết định phục hồi điều tra. Tuy nhiên, ông Phương là người có chức vụ quyền hạn lại vi phạm pháp luật, do đó việc có hay không có bệnh hiểm nghèo cần phải minh bạch đến nhân dân"- luật sư Bình nhấn mạnh.

Trước đó, như đã thông tin, ngày 25-1, Công an tỉnh Thanh Hóa đã công bố Quyết định số 558 (ngày 25-1) của bộ trưởng Bộ Công an về việc tước danh hiệu công an nhân dân đối với đại tá Nguyễn Chí Phương, trưởng Công an TP Thanh Hóa.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Công an, hành vi nhận tiền từ ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự Công an TP Thanh Hóa) của đại tá Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ nên Thanh tra Bộ Công an kiến nghị Bộ Công an thi hành kỷ luật với hình thức tước danh hiệu công an nhân dân đối với đại tá Phương.

Hai cán bộ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam bị tố nhận 12 tỷ “chạy” dự án

Cũng trong ngày 25-1 Cơ quan điều tra, VKSND Tối Cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Chí Phương, nguyên Trưởng Công an TP Thanh Hóa và được VKSND Tối cao phê chuẩn.

Tuy nhiên, ngày 26-1, khi Cơ quan điều tra VKSND Tối cao thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam thì lúc 4 giờ sáng cùng ngày ông Nguyễn Chí Phương nhập viện cấp cứu do đột quỵ. Bác sỹ trực tiếp điều trị cho bị can Nguyễn Chí Phương tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (TP Thanh Hóa) nhận định ông Phương bị bệnh nặng nên Cơ quan điều tra VKSND Tối cao chưa thực hiện lệnh bắt bị can này.

Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cho biết căn cứ vào Điều lệ Đảng, đã thông báo đến Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa và Đảng bộ Công an TP Thanh hóa về Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt tạm giam bị can là đảng viên; đồng thời tiến hành trưng cầu giám định sức khỏe đối với bị can Nguyễn Chí Phương.

Liên quan đến bị can Nguyễn Chí Phương, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao còn ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Trộm cắp tài sản", đồng thời ra quyết định chuyển vụ án tới Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra theo thẩm quyền.

Thảo luận