Những đứa trẻ biến đổi gen tiếp theo có thể được sinh ra ở Nga

MOSKVA (Sputnik) - Nhà sinh vật học phân tử Denis Rebrikov từ Đại học Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Nga mang tên N.I. Pirogov cho biết ông có kế hoạch chữa trị cho một số trẻ em bị điếc bẩm sinh bằng cách sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9. Cổng thông tin điện tử New Scientist cho biết.
Sputnik

Theo Rebrikov, ông đã tìm thấy năm cặp vợ chồng đồng ý tham gia thí nghiệm.

"Họ hiểu rất rõ bản chất của vấn đề - nếu không chỉnh sửa bộ gen, bất kỳ đứa trẻ nào trong tương lai cũng sẽ bị điếc", nhà khoa học nói với tạp chí.

Vào cuối năm ngoái, nhà sinh học phân tử người Trung Quốc Hạ Kiến Khuê cho biết, lần đầu tiên ông có thể chỉnh sửa DNA của phôi người và cho ra đời những đứa trẻ biến đổi gen đầu tiên, có khả năng chống lại virus gây suy giảm miễn dịch.

Về công nghệ chỉnh sửa gen người: "Thì cũng phải có ai đó làm điều này trước tiên"

Điều này gây ra làn sóng phản đối từ giới chính trị gia, khoa học và triết gia. Cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc và ủy ban đạo đức của trường đại học nơi Hạ công tác cũng quan tâm đến hoạt động của ông.

Một tháng trước, Rebrikov bất ngờ nói với tạp chí Nature rằng ông dự định tiến hành thí nghiệm tương tự nếu nhận được sự cho phép.

Theo ông, thí nghiệm như vậy có nền tảng đạo đức vững chắc hơn nhiều so với việc chỉnh sửa gen liên quan đến HIV, bởi vì không có cách nào khác để con em của người điếc thoát khỏi nguy cơ mắc khiếm khuyết về thính giác.

Thảo luận