Việt Nam quý giá đối với Trump đến chừng nào?

Có lẽ một cú choáng sốc đối với nhiều nhà quan sát Việt Nam và nước ngoài chính là những lời mà Tổng thống Hoa Kỳ Trump buông ra trước thềm hội nghị G-20 ở Nhật Bản, rằng Việt Nam đối với Hoa Kỳ “là nước gây hại tồi tệ hơn cả Trung Quốc”.
Sputnik

Không ít người đã nghĩ rằng việc Mỹ áp tăng thuế quan với Việt Nam là chuyện không xa.

Trong khi đó, có thực tế là thâm hụt của Hoa Kỳ trong thương mại với Việt Nam gia tăng không ngừng. Qua 5 tháng của năm nay, chỉ số này là 17 tỷ USD, cao hơn 32,8% so với cùng kỳ năm 2018, thế mà năm ngoái đạt 39,5 tỷ USD đã là kỷ lục tuyệt đối kể từ năm 1990.

Donald Trump sẽ tuyên bố chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Sở dĩ như vậy phần lớn do việc chuyển giao sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để né thuế cao của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc. Và quá trình này sẽ tiếp diễn. Chỉ đơn cử vài ví dụ. Công ty Foxconn, nhà cung cấp của Apple, trong những tháng gần đây đã thực hiện những bước đi ngoạn mục để chuyển dây chuyền sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Ấn Độ và Việt Nam, còn hãng giày Brooks Running vào tháng 5 đã công bố sẽ đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc để “di cư” đến Việt Nam. Tập đoàn Samsung cũng sẵn sàng đóng cửa nhà máy mới nhất của mình ở Trung Quốc và mở rộng sản xuất ở Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, một số hàng hóa Trung Quốc chỉ đơn giản được hô “biến” để đội lốt nhãn hiệu “Made in Vietnam”, khiến Hà Nội phải tuyên bố phát động cuộc đấu tranh quyết liệt để chống lại.

Dù sao chăng nữa, "sấm sét thuế quan" vẫn ập xuống. Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp thuế 456% đối với các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, Bộ này công bố kết quả của nghiên cứu gần như thường niên, cho thấy các sản phẩm này được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan rồi gửi đến Việt Nam để cải biến không đáng kể trước khi  xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã nghiễm nhiên là hàng thương hiệu Việt. Nhưng đối với loại thép sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam sẽ không phải chịu mức thuế mới.

Việt Nam có “đệm an toàn” chống chính sách thuế quan của Mỹ

“Chuyện tương tự  từng xảy ra với thép Trung Quốc, - GS-TSKH Vladimir Mazyrin đứng đầu Trung tâm nghiên cứu về Việt Nam và ASEAN tại Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét. - Năm 2015, khi chính quyền Obama ban hành lệ phí chống bán phá giá với các nhà sản xuất thép cán nguội của Trung Quốc, sản phẩm này chỉ được tân trang ít nhiều tại các nhà máy Việt Nam rồi sau đó xuất sang Hoa Kỳ. Ba năm trôi qua, rồi đến tháng 5 năm 2018, chính quyền Trump đóng sầm cửa, áp thuế nặng với những sản phẩm dường như là của Việt Nam. Bây giờ trong chuồi mắt xích có thêm sự tham gia của thép từ các nước khác trong khu vực. Thuế với các sản phẩm Hàn Quốc và Đài Loan đã áp đặt vào tháng 12 năm 2015 và tháng 2 năm 2016. Từ mốc này đến tháng 4 năm 2019, việc cung cấp các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng lần lượt là 332 và 916% so với giai đoạn trước”.

Chính quyền Việt Nam đã nỗ lực siết chặt kiểm soát nguồn gốc hàng xuất khẩu, và Trump hoan nghênh quyết tâm cũng như hành động của Hà Nội trong cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại.

Mỹ áp thuế 456% với thép Việt ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp?

Điều gì xảy ra tiếp theo? Liệu thuế quan của Mỹ với hàng hóa khác của Việt Nam có tăng? Mức thuế tăng hiện tại sẽ ảnh hưởng đến thương mại và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung như thế nào?

“Tất nhiên, Washington sẽ theo dõi sát sao đường đi của hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Và  hành động tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ cho thấy Hà Nội đáng giá thế nào trong con mắt người Mỹ - có phải là một đồng minh lớn ở Đông Nam Á đối lập với Trung Quốc hay chăng…Nhưng còn đối với Việt Nam, thách thức còn nghiêm trọng hơn nhiều: Liệu đất nước này có thể đảm nhận vai trò của một công xưởng toàn cầu hay không? Việt Nam đã sẵn sàng cho viễn cảnh này chưa? Còn hiện thời, mức thuế cao với mặt hàng đơn lẻ không chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, hẳn sẽ không thể gây tác động gì đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam”, -  GS-TSKH Mazyrin nhận định.

Thảo luận