Biển Đông

Việt Nam muốn đưa Biển Đông vào Hội nghị quân sự ASEAN

Tranh chấp trên Biển Đông và những diễn biến bất thường gần đây trên vùng biển này chắc chắn sẽ được Việt Nam đề cập tới trong báo cáo tại Hội nghị quân sự quốc phòng ASEAN 2020, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.
Sputnik

Năm 2020 Việt Nam cũng đảm nhận chính thức vai trò Chủ tịch ASEAN.

Việt Nam không thể bỏ qua chủ đề Biển Đông

Báo chí Việt Nam hôm nay cho biết, phát biểu bên lề Hội nghị triển khai thực hiện đề án tổ chức hiệu quả các hội nghị quốc phòng- quân sự ASEAN 2020 diễn ra tại Hà Nội sáng 17/7, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam cho biết: Năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm để làm sao Hà Nội tổ chức thật tốt năm Chủ tịch ASEAN tại Việt Nam, đảm bảo mục đích hòa bình, ổn định, phát triển cùng hợp tác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Mỹ đâu mất rồi? Duterte thách Hoa Kỳ đấu với Trung Quốc trên Biển Đông

Thống nhất với chủ trương này, Việt Nam cũng sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động đối ngoại quốc phòng, sự kiện quân sự trong khuông khổ ASEAN và ASEAN+, rộng hơn là các nước châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các quốc gia có liên quan.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh:

 “Trong bối cảnh, tình hình rất phức tạp hiện nay, mong muốn và nỗ lực mà Việt Nam hướng tới là làm sao để các quốc gia trong khu vực cũng như ngoài khu vực có thể giải quyết bất đồng, khác biệt về lợi ích, thông qua đối thoại bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Việt Nam muốn đưa Biển Đông vào Hội nghị quân sự ASEAN

Phóng viên trong nước và quốc tế cũng đặt nhiều câu hỏi về việc liệu Việt Nam có bàn về Biển Đông trong các chương trình nghị sự tới hay không? Liệu Hà Nội có dự kiến đưa ra những vấn đề gì liên quan đến Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông khi diễn biến thực địa ngày càng phức tạp, tại các hội nghị liên quan đến quốc phòng, khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Thứ trưởng Vịnh khẳng định vấn đề Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, cũng như các nước có lợi ích liên quan tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Đây là mối quan tâm mà chắc chắn chúng ta đề cập đến cũng như thách thức về an ninh khác”, ông Vịnh nói và nhấn mạnh an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cả thế giới, và vấn đề này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, để đi đến sự ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực này.

“Cọ xát chiến lược của các nước lớn là điều tất yếu trong quá trình phát triển, nhưng cọ xát ấy không được và không nên ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác trong khu vực, mà vấn đề an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông là một ví dụ”, Thanh Niên trích phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói thêm.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh, đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác chũng ta phải đấu tranh bảo vệ môi trường hòa bình và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế.

 “Đây là chủ trương mà các hội nghị quân sự quốc phòng của chúng ta tới đây”, ông Vịnh nói.

Việt Nam yêu hòa bình

Kế hoạch cụ thể tổ chức các hội nghị quân sự quốc phòng ASEAN 2020, Bộ Quốc phòng đã vạch ra đề án, chương trình hết sức chi tiết, nhưng quan trọng là các quốc gia phải thấy được rằng: Việt Nam là đất nước yêu hòa bình. Đã đến đây thì tất cả các nước đều có thể ngồi lại với nhau.

Vũ khí Trung Quốc biến thành "đống sắt vụn" chỉ sau 3 tháng ở Biển Đông?

“Chúng ta không muốn và không để các mâu thuẫn xung đột từ bên ngoài đem vào giải quyết với nhau”, ông Vịnh nói và cho hay, với mục đích đó, dự kiến sẽ có tuyên bố của Bộ trưởng Bộ quốc phòng các nước ASEAN về nâng cao tính đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN với các vấn đề trong khu vực.

Ngoài ra, theo thứ trưởng Vịnh, Việt Nam cũng có tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thể hiện quan điểm của Việt Nam và đánh giá sự thành công của năm ASEAN do Việt Nam làm chủ tịch.

“Trong khuôn khổ ADMM+, chúng tôi mong muốn gây dựng một tuyên bố về tầm nhìn chiến lược, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó cũng vạch ra các nguy cơ, thách thức liên quan tới khu vực đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản để có thể giải quyết các thách thức ấy thông qua đối thoại, bằng các giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế tôn trọng nước nhau, nước lớn cũng như nước nhỏ, không để cho những nước nhỏ lựa chọn phải đứng ở bên này hay bên kia. Đây là tuyên bố có tham vấn về ý tưởng của các nước ASEAN và các nước đối tác. May mắn là nhận được sự đồng tình của các nước với ý định của chúng ta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải nỗ lực rất nhiều”.

Ngoài ra, chúng ta cũng tổ chức một số sự kiện như lễ diễu binh tàu hải quân nhân 65 năm thành lập Hải quân Việt Nam gắn liền với hội nghị tư lệnh hải quân các nước ASEAN. Bên cạnh đó, còn có các sự kiện giao lưu văn hóa, thể thao, quân nhạc và nhiều nội dung khác.

Việt Nam khẳng định chủ quyền Biển Đông

Ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông

Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.

Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Thảo luận