Như mọi khi, tài liệu này đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, theo nhà phân tích Piotr Svetov từ Sputnik.
Khái niệm về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "đụng chạm" đến nhiều quốc gia
Ý tưởng được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra hơn 10 năm trước để hợp nhất các quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thành một khu vực địa chính trị, trong một khoảng thời gian dài không nhận được phản ứng cụ thể nào tại các thủ đô châu Á. Mọi thứ thay đổi khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, người đã xây dựng cách tiếp cận các vấn đề châu Á của mình dưới hình thức khái niệm về “Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa tự do”. Tổng thống Mỹ đã lớn tiếng tuyên bố về điều này trong chuyến công du Đông Á, Đông Nam Á vào mùa thu năm 2017. Rõ ràng là ý tưởng của ông đã ngay lập tức được các đồng minh hỗ trợ - Nhật Bản và Úc. Thủ tướng Ấn Độ N. Modi cũng thích triển vọng của một khu vực mới, nơi đất nước của ông đứng ở hàng đầu.
Các nước ASEAN lúc đầu có sự cảnh giác hơn là ủng hộ, đặc biệt vì rõ ràng là người Mỹ và người Nhật đang cố tạo ra một cấu trúc mới để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chắc chắn ASEAN đã chú ý đến cách Bắc Kinh phản ứng với khái niệm mới của Nhà Trắng:
“Washington có những mục tiêu sâu rộng: thứ nhất- đẩy Trung Quốc và Ấn Độ vào một cuộc xung đột lâu dài, và thứ hai - để kết hợp sự trỗi dậy không thể tránh khỏi của Ấn Độ với sự gia tăng kiểm soát của Washington lên Ấn Độ Dương,"- ấn phẩm chính thức của Trung Quốc" Thời báo toàn cầu " đã viết.
Đồng thời, rõ ràng khuôn khổ khu vực Thái Bình Dương nhỏ bé so với sự phát triển kinh tế và chính trị của hầu hết các quốc gia. Và nếu lấy ví dụ như Indonesia, thì rõ ràng nước này hoàn toàn có thể được coi là thuộc về cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
ASEAN muốn trở thành trung tâm
Indonesia trở thành tác giả chính đường lối tiếp cận của ASEAN. Trong tài liệu thông qua tại Thái Lan, các quốc gia Đông Nam Á đã nói rõ nguyên tắc chính của họ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là tính toàn diện và vị trí trung tâm của ASEAN. Tính toàn diện yêu cầu tất cả các quốc gia trong khu vực cần bình đẳng gia nhập cấu trúc mới, sẽ không loại trừ bất kỳ ai. Đó là, các thành viên ASEAN chống lại sự phân biệt đối xử với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Vai trò trung tâm của ASEAN ngụ ý nền tảng chính hợp tác của các nước khu vực sẽ là Hội nghị cấp cao Đông Á, ASEAN +3, ARF, ADMM +.
Các tác giả của tài liệu cũng muốn các nước khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tuân theo các nguyên tắc đã được thiết lập trong quan hệ các nước ASEAN: tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng các công cụ pháp lý quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Và, tất nhiên, mục tiêu chung của các dân tộc trong khu vực - đảm bảo tiến bộ kinh tế xã hội ổn định cũng không bị lãng quên, tài liệu đề cập đến Mục tiêu Phát triển bền vững cho đến năm 2030, do Liên Hợp Quốc xây dựng.
Cùng với Trung Quốc và Mỹ
Tài liệu này không ưu tiên cho bất kỳ cường quốc thế giới nào. Rõ ràng là tại thủ đô các nước Đông Nam Á, họ cho rằng thật nguy hiểm khi gia nhập liên minh chiến lược với một trong những quốc gia đang cạnh tranh quyền lãnh đạo trong khu vực - Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời, các nước châu Á quan tâm đến việc nhận được đầu tư và công nghệ phát triển, và sẵn sàng duy trì và mở rộng mối quan hệ kinh tế với những cường quốc. Họ quan tâm đến dự án của Trung Quốc “Một vành đai, Một con đường”, và các dự án kinh tế trong khuôn khổ “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở của” của Nhà Trắng.
Nước Nga ở đâu?
Tôi chú ý đến một điểm như vậy. Trong các lập luận của các chính trị gia nước ngoài, các nhà khoa học, nhà báo về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương không có Nga. Trong tài liệu ASEAN, cũng không tồn tại. Vô tình hay không, thật khó để nói. Tất nhiên, ngày nay Nga kém hơn về sức nặng kinh tế và chính trị đối với Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tuy nhiên Nga vẫn là tay chơi lớn trong nền chính trị thế giới và là một cường quốc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng Moskva không cảm thấy bị xúc phạm. Vào tháng Hai năm nay, khi còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gọi khái niệm về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là không tự nhiên, là một sự “gán ghép nhân tạo”.