Diễn biến bất ngờ vụ sai phạm của Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản

Bộ Tài nguyên và Môi Trường (Bộ TN&MT) vừa có công văn gửi UBND TP Hà Nội về việc dừng thu hồi hàng trăm giấy chứng nhận đã cấp cho người mua nhà tại dự án sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh của ‘đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản.
Sputnik

Bất ngờ thu hồi sổ hồng chung cư ông Lê Thanh Thản?

Bộ Công an chính thức tiết lộ lý do khởi tố ông Lê Thanh Thản

Phía Bộ lý giải, việc đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo thanh tra, xử lý trách nhiệm chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan là để nhằm đảm bảo tối đa việc bảo vệ quyền lợi người mua nhà tại dự án có sai phạm.

Trong công văn gửi đi, Bộ Tài nguyên và Môi Trường khẳng định, theo đúng quy định của pháp luật, trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, phát hiện giấy chứng nhận được cấp trái quy định Luật Đất đai, thì mọi thông tin, tài liệu liên quan phải được kiểm tra và thông báo lại cho người sử dụng đất biết về lý do và quyết định thu hồi quyền sử dụng đất.

“Để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà ở theo quy định của pháp luật, căn cứ vào các quy định tại Điều 106 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 87 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Khoản 56 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Bộ TàN&MT đã có văn bản số 3470/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND TP Hà Nội”, VGP trích dẫn công văn cho hay.

Trước đó, sở TN&MT Hà Nội báo cáo hiện chỉ mới thu hồi 384 giấy chứng nhận trên tổng số hàng trăm căn hộ rà soát có phát hiện bì phạm tại 14 tòa chung cư, khu nhà ở hỗn hợp, trung tâm thương mại do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes đầu tư hoặc hợp tác đầu tư.

Diễn biến bất ngờ vụ sai phạm của Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản

Sau khi phát hiện sai phạm, sở TN-MT Hà Nội đã quyết định thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận tại 14 tòa chung cư Dự án Bếm, Dự án CT5A, CT5B, Dự án khu nhà ở Xa La.

Cụ thể, đối với Dự án CT5A, CT5B thuộc huyện Thanh Trì, có 844 căn hộ thì Sở TN-MT đã thu hồi được 104/165 căn hộ rà soát có vi phạm từ tháng 1/2019 tới nay.

Còn tại dự án CT6 thuộc phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) tổng căn hộ là 1136 căn, hiện đã thu hồi 63/164 căn rà soát có vi phạm từ  đầu 2019.

Còn tại dự án ở khu Xa La (Hà Đông) có 2724 căn hộ, đã thi hồi 217/275 căn.

Thời gian tập trung thu hồi chủ yếu từ tháng 1-tháng 3/2019.

Vì sao việc dừng thu hồi sổ hồng chung cư ông Thản gây tranh cãi?

Căn cứ nào để Sở TN&MT Hà Nội cấp rồi lại thu hồi sổ hồng của cư dân đã mua nhà của Tập đoàn Mường Thanh?

Trao đổi ý kiến về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Phượng- Đoàn LS TP.HCM nêu quan điểm cho rằng, việc Bộ yêu cầu Sở TN-MT Hà Nội dừng thu hồi sổ hồng tại các dự án sai phạm của ông Lê Thanh Thản là chưa chính xác.

Vị luật sư lý giải cụ thể:

"Theo quy định của pháp luật, đơn vị cấp sổ hồng nếu phát hiện ra việc cấp là sai thì có trách nhiệm phải ban hành quyết định thu hồi sổ hồng. Nội dung trong quyết định sẽ có việc hủy quyết định trước đó đã ban hành, đồng thời thu hồi lại sổ hồng" - ông Phượng cho biết trên báo Đất Việt.

Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản lừa dân hàng loạt dự án?

Nếu trường hợp Bộ TN& MT phát hiện quá trình cấp quyền sử dụng căn hộ, cấp sổ hồng của Sở TN-MT là sai quy định thì phải lập đoàn thanh tra, tiến hành kiểm tra độc lập. Nếu có sai phạm thì phải kiên quyết xử lý. Điều này không liên quan gì đến  việc thu hồi lại sổ hồng đã cấp sai cho người mua nhà tại các dự án của đại gia Lê Thanh Thản.

Đồng thời, theo LS Phượng, người phải chịu trách nhiệm chính trong trường hợp này chính là ông chủ Tập đoàn Mường Thanh vì đã “lừa dối khách hàng” và phải chịu trách nhiệm bồi thường với những người đã mua nhà và là “bị hại”.

"Quy định pháp luật hiện hành nêu rõ, đối với những dự án sai phạm thì phải xử lý, thậm chí tiến hành đập bỏ. Cơ quan chức năng sẽ buộc chủ đầu tư phải đền bù, thậm chí là mua một khu đất mới, xây chung cư mới đến đền bù cho bị hại.

Bên cạnh đó, có thực trạng nhiều người mua nhà biết rõ dự án đó vi phạm, việc cấp sổ hồng của cơ quan chức năng là sai trái nhưng vẫn cố tình làm các thủ tục để được cấp sổ hồng rồi bán lại cho người khác để kiếm lời. Điều này liên quan đến vấn đề xác định người bị hại. Nếu biết là sai trái mà vẫn mua, vẫn làm sổ hồng thì không thể là người bị hại được" - ông Phượng bày tỏ.

Cũng phát biểu quan điểm về vấn đề này, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ khẳng định, việc dừng thu hồi sổ hồng tại các dự án sai phạm của Mường Thanh mà Bộ TN&MT đưa ra là chưa chính xác.

"Các nước khác trên thế giới quy định cấp sai thì phải chịu. Mỗi Việt Nam quy định thu hồi lại được”, ông Võ nói.

Ông Đặng Hùng Võ đánh giá, việc thu hồi sổ hồng tại dự án sai phạm của ông Lê Thanh Thản tác động tới vài nghìn người dân, hệ lụy vô cùng lớn. Người dân đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua và sở hữu căn hộ, một khi bị thu hồi, điều này đồng nghĩa với việc hạn chế giao dịch, thế chấp. Họ sẽ lo mất đi tài sản cả đời gom góp được.

“Cần làm rõ trách nhiệm của những ký quyết định cấp sổ tại các dự án này và cả những người chuẩn bị hồ sơ kí, ai sai mức nào thì phải xem xét cụ thể”, ông Võ kiến nghị.

Vấn đề đặt ra là trên thực tế đối với các trường hợp dự án có vi phạm thì có cần thiết thu hồi sổ hồng hay không? Trả lời thắc mắc này, ông Võ cho rằng không cần thiết. Bởi Bộ luật hình sự đã có quy định nếu người giao dịch không biết có vi phạm thì là giao dịch ngay tình.

“Phải xem lúc mua người dân có biết đây là căn hộ có vi phạm hay không. Nếu không thì đáng lẽ ra chúng ta bảo vệ quyền lợi của người giao dịch ngay tình trong quan hệ dân sự”, ông Võ bày tỏ.

Ai đứng sau các dự án sai phạm của Mường Thanh?

Cơ quan có thẩm quyền đã xác định rất rõ sai phạm của Mường Thanh, từng đề nghị xử lý hình sự nhưng rồi lại chìm xuồng.

Nhiều nghi vấn được đặt ra về trách nhiệm của các cơ quan chức năng và có hay không việc “bảo kê”, “chống lưng” cho sai phạm của Mường Thanh cùng đại gia Lê Thanh Thản.

Theo Thanh tra TP.Hà Nội: Các vi phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị phát hiện, xử lý, ngoài trách nhiệm của doanh nghiệp, còn có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền sở tại:

“Các vi phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị phát hiện, xử lý, ngoài trách nhiệm của doanh nghiệp, còn có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền sở tại nơi có dự án đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, buông lỏng quản lý, không có biện pháp xử lý”.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vì lừa dối khách hàng

Sau khi các thông tin về những sai phạm nghiêm trọng tại 9 dự án của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là vì sao những sai phạm tày đình đó lại ngang nhiên tồn tại giữa thủ đô? Cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?

Cụ thể, 9 dự án của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (Mường Thanh) gồm: CT5 Tân Triều; VP6 Linh Đàm; HH1, HH2, HH3, HH4 thuộc ô CC6 khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm; CT6 Kiến Hưng, VP5 Linh Đàm và VP3 Linh Đàm dù chỉ được quy hoạch 4.533 căn nhà nhưng đã xây lên 15.440 căn. Đặc biệt, từ 2013 đã có nhiều cuộc thanh tra đối với các dự án của Mường Thanh, trong đó đã từng có kiến nghị chuyển cơ quan điều tra với dự án Đại Thanh, nhưng chưa được chuyển.

Cuối 2014, Thanh tra Chính phủ cũng đã có quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật với một số dự án nhà ở, khu đô thị mới, trong đó đã thanh tra 3 dự án do Mường Thanh thực hiện gồm: khu đô thị Xa La; dự án CT11, CT12 khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, Q.Hoàng Mai; dự án Đại Thanh, H.Thanh Trì. Vì lý do này, Thanh tra TP.Hà Nội đã bỏ 3 dự án này ra không thanh tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết luận thanh tra với 3 dự án này.

“Nếu nhà nước quyết chống tham nhũng, thì phải điều tra tham nhũng ở đây”

Từng chia sẻ về các sai phạm của Mường Thanh, GS Đặng Hùng Võ thẳng thắn chỉ ra:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh Thản

“Khi đoàn giám sát tối cao của Quốc hội giám sát về việc sử dụng đất đai ở đô thị, tôi cũng được mời tham gia. Tại một buổi làm việc của đoàn, thì chính tôi và một số vị đại biểu Quốc hội cũng đặt ra câu hỏi tại sao? Tại sao những vi phạm khủng khiếp đến thế diễn ra ngay giữa địa bàn thủ đô, nơi tọa lạc của không biết bao nhiêu cơ quan chức năng của T.Ư và TP, trong một thời gian dài, mà lại không bị xử lý. Không ai đưa được cho chúng tôi câu trả lời”, báo Thanh Niên dẫn lời vị chuyên gia khẳng định.

Ông cũng nhắc đến thực tế rằng:

“Tôi chỉ nghe cơ quan thanh tra của Hà Nội “kêu” rằng có khi muốn vào thanh tra nhưng bị Thanh tra Bộ Xây dựng dừng lại với lý do Bộ đã thanh tra rồi. Và ngay tại báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội cũng chưa trả lời được câu hỏi này. Chẳng lẽ cơ quan quản lý nhà nước bất lực đến thế? Tôi có đọc thông tin được biết cơ quan điều tra có khởi tố ông chủ Mường Thanh liên quan đến dự án CT6 Kiến Hưng. Nhưng các dự án ở Linh Đàm vi phạm còn rõ hơn nhiều, tại sao chưa bị khởi tố? Mặc dù chúng ta chưa có bằng chứng, nhưng tôi không tin rằng không có tham nhũng ở đây”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT dẫn chứng:

“Bản thân ông Thản cũng từng nói ông ta có lúc phải tiếp đến 40 đoàn thanh tra. Chẳng nhẽ tiếp không hay sao? Theo logic thông thường, không ai chấp nhận chuyện đó. Nếu nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, thì phải chỉ đạo cơ quan điều tra làm rõ chỗ này”.

Thảo luận