Chuyên gia Nga: Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng tàu phá băng thế kỷ XXII

Chiếc tàu phá băng thứ ba đầy hứa hẹn của Trung Quốc sẽ là tàu nghiên cứu được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất trong số các tàu đang thực hiện các công việc nghiên cứu ở vùng Nam Cực.
Sputnik

Nhà thám hiểm vùng cực nổi tiếng của Nga, Trưởng phòng kế hoạch và đầu tư dài hạn của Viện nghiên cứu Bắc cực và Nam cực, ông Vyacheslav Martyanov nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Chuyên Nga so sánh tàu phá băng nội địa đầu tiên Xuelong-2 của Trung Quốc với tàu phá băng Viện sĩ Treshnikov của Nga.

Tàu phá băng có một không hai trên thế giới

Trung Quốc có thái độ rất nghiêm túc đến việc nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực, - ông Vyacheslav Martyanov nói. Theo ông, Trung Quốc có rất nhiều tiền, họ quản lý tiền bạc khôn ngoan, đầu tư vào các ngành khoa học tiên tiến nhất:

“Dự án xây dựng mà họ đã giới thiệu cho thấy rằng, đây sẽ là con tàu nghiên cứu khoa học hiện đại nhất. Tôi đã thấy mô hình của con tày này, và tôi có thể nói rằng, đây là loại tàu không chỉ của thế kỷ XXI mà thậm chí cả thế kỷ XXII. Nếu con tàu sẽ được xây dựng đúng theo mô hình đã được trình bày, đây sẽ là tàu nghiên cứu được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất trong số các tàu đang thực hiện các công việc nghiên cứu ở vùng Nam Cực”.

Chuyên gia giải thích thêm rằng, hiện nay trên thế giới không có tàu nào khác sánh được với nó về khả năng nghiên khoa học, về các trang thiết bị để nghiên cứu đại dương và quan sát môi trường.

Vào ngày 10 tháng 9 năm 2018, ông Vyacheslav Martyanov đã tham dự lễ ra mắt Xuelong-2 tại Thượng Hải, đã lên chiếc tàu phá băng thứ hai của Trung Quốc vừa hoàn thành các thử nghiệm trên biển, đã xem bên trong tàu.

“Đây là chiếc tàu khá hiện đại, nhưng đã được thiết kế chế tạo theo kiểu tàu phá băng nghiên cứu cũ thuộc lớp Xuelong”, - chuyên gia nhận xét. (Chiếc tàu Xuelong đầu tiên đã được xây dựng tại xưởng đóng tàu Kherson ở Ukraina vào năm 1993, rồi vào năm 1994 Trung Quốc đã mua lại tàu này).

Tính năng kỹ thuật

Theo chuyên gia Vyacheslav Martyanov, kích thước và thông số kỹ thuật của Xuelong-2 sánh được với tàu phá băng Viện sĩ Treshnikov của Nga. Chiếc tàu phá băng của Nga đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralteiskiye Verfi ở St Petersburg, được hạ thủy vào tháng 3 năm 2011, và sau một năm rưỡi được đưa vào hoạt động.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng tàu phá băng thế kỷ XXII

Tàu phá băng của Nga dài hơn 10 mét so với tàu Trung Quốc, và chiều rộng gần như nhau. Xuelong-2 có thể hoạt động độc lập trong 60 ngày, tàu phá băng Nga - 45 ngày. Đoàn thám hiểm trên tàu Viện sĩ Treshnikov bao gồm 80 người, trên tàu phá băng Trung Quốc - 90 người.

Tàu phá băng Trung Quốc có khả năng thực hiện một chuyến đi dài với tốc độ 2-3 hải lý qua lớp băng dày 1,5 mét với lớp phủ tuyết 0,2 mét. Cả mũi tàu và đuôi tàu Xuelong-2 đều có thể đi qua lớp băng. Theo tờ Keji Zhibao, tàu phá băng sẽ mang các chiếc trực thăng AW169 của công ty Leonardo Helicopters. Đây là một trong những loại máy bay trực thăng hai động cơ cỡ trung bình tiên tiến nhất thế giới trong phân khúc 4-5 tấn. Nó được thiết kế để khám phá địa hình trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực và Nam Cực.

Chuyến thám hiểm đầu tiên

Theo kế hoạch, chuyến thám hiểm đầu tiên của Xuelong-2 đến Nam Cực sẽ bắt đầu vào mùa thu tới. Trả lời câu hỏi: liệu Trung Quốc có kế hoạch sử dụng chiếc tàu phá băng mới để hộ tống và điều hướng trên tuyến đường biển phía Bắc của Nga hay không, chuyên gia Pan Kehou, thư ký của Phòng thí nghiệm Công nghệ Hải dương học và Đại dương học tại Thanh Đảo, lưu ý:

“Trung Quốc không có ý định sử dụng Xuelong-2 cho mục đích thương mại. Trước hết bởi vì Nga và Phần Lan đang sở hữu hạm đội phá băng khá mạnh. Ngoài ra, tàu phá băng thương mại và tàu nghiên cứu lớp phá băng có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau”.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng tàu phá băng thế kỷ XXII

Trong tương lai, Trung Quốc có thể trở thành cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tàu phá băng, - ông Konstantin Roginsky, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Bắc cực Nga-Trung, nói với Sputnik. Nhiệm vụ tiếp theo của Trung Quốc là xây dựng tàu phá băng nguyên tử, và các công ty Trung Quốc quan tâm đến sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực phát triển ngành xây dựng tàu phá băng, - ông lưu ý.

Thảo luận