Đã biết nguyên nhân mới của chứng nhồi máu và đột quỵ

MATXCƠVA (Sputnik) - Huyết áp tâm thu “siêu cao” và tình trạng tâm trương “siêu thấp” đều ảnh hưởng như nhau đến nguy cơ phát triển cơn đau tim nhồi máu cấp và đột quỵ.
Sputnik

Đó là kết luận của các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu Kaiser Permanente ở Hoa Kỳ, phát hiện của họ đã công bố trên cổng thông tin EurekAlert!

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu quy mô phân tích 36 triệu chỉ số huyết áp ở 1,3 triệu bệnh nhân từ năm 2007 đến 2016. Kết quả cho thấy, huyết áp tâm trương cao (tại thời điểm thư giãn của cơ tim) có khả năng dẫn đến suy giảm cấp tính lưu thông máu gần như do huyết áp tâm thu cao (tại thời điểm co bóp của tim). Trước đây người ta cho rằng đó  không phải là trường hợp nguy hiểm và áp lực tâm trương có thể bị bỏ qua.

Đã tìm ra cách tốt nhất phục hồi chức năng sau đột quỵ

Các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên theo dõi đo huyết áp định kỳ và trong trường hợp gặp các chỉ số tăng cao thì nên đến gặp bác sĩ.

Ngày làm việc kéo dài là mối nguy hiểm chết người

Trước đó các nhà khoa học Pháp kết luận một ngày làm việc hơn mười tiếng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo nghiên cứu đối với những người làm việc ít nhất mười giờ một ngày, trong ít nhất 50 ngày, nguy cơ đột quỵ tăng 29% so với những người làm việc bình thường. Với những người thường xuyên làm việc mười tiếng một ngày, trong mười năm, rủi ro đã tăng đến 45%.

Cần lưu ý làm việc quá giờ đặc biệt bất lợi cho sức khỏe của những tình nguyện viên chưa đến 50 tuổi.

Thảo luận