Ba Lan không mời Nga tham dự kỷ niệm 80 năm bắt đầu Thế Chiến thứ hai, mà mời Đức

Ba Lan đã mời Đức tham dự kỷ niệm 80 năm bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, mà không mời Nga, như thông tin do dịch vụ báo chí của Tổng thống nước Cộng hòa cung cấp cho Sputnik.
Sputnik

Đất nước này hàng năm tổ chức các sự kiện kỷ niệm ngày Đức Quốc xã tấn công đất nước và khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai - vào ngày 1 tháng 9.

Địa điểm - Westerplatte ở Gdansk, bắt đầu lúc 04:48. Chính vào thời điểm này, đã diễn ra vụ ném bom bắn phá đầu tiên vào lãnh thổ Ba Lan.

Đồng minh hiện nay

Năm này, tại Warsaw, họ quyết định kỷ niệm ngày bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai trong phạm vi những nước đồng minh hiện tại.

"Ba Lan sẽ kỷ niệm những sự kiện kịch tính này cùng với các quốc gia mà chúng ta đang hợp tác chặt chẽ ngày nay vì lợi ích hòa bình thế giới dựa trên các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế", dịch vụ báo chí của tổng thống Ba Lan tuyên bố.

Cơ quan này cũng nói rõ rằng các quốc gia được mời bao gồm: thành viên của NATO, Liên minh châu Âu, Đối tác phương Đông, bao gồm cả Belarus là thành viên của sáng kiến ​​này.

Sự thật Đức tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 không khiến cho nước cộng hòa  bối rối “khó xử”, vì hiện tại cả hai nước đều thuộc thành phần của NATO và Liên minh châu Âu.

Phó Thủ tướng Ba Lan Jacek Sasin trước đó đã thông báo rằng Angela Merkel đã được mời đến các sự kiện kỷ niệm.

“Tôi không muốn xác nhận trước, nhưng chúng tôi là những người lạc quan”,- ông nói khi trả lời câu hỏi liệu Thủ tướng Đức có đồng ý đến không.

Vị khách chính

Hy vọng đặc biệt ở Warsaw được đặt vào chuyến thăm của Donald Trump. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong chuyến công du Hoa Kỳ gần đây một lần nữa đích thân mời nhà lãnh đạo Mỹ.

Nhà Trắng chưa đưa ra trả lời chính thức, nhưng tại Ba Lan, đã có thông tin rằng Trump sẽ đến vào ngày 31 tháng 8 và sẽ ở lại đó cho đến ngày 1 tháng 9.

Với hy vọng điều này, như báo chí Ba Lan viết, giới lãnh đạo đất nước đang chuẩn bị chuyển các sự kiện kỷ niệm từ Gdansk về Warsaw.

Nga đã không được mời

Chính quyền Warsaw giải thích sự vắng mặt của Nga tại sự kiện kỷ niệm 80 năm chiến tranh bùng nổ do vi phạm luật pháp quốc tế năm 1939.

Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 với cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan. Sau đó, một phần lãnh thổ của Ba Lan đã được nhượng lại cho Đức và phần còn lại - cho Liên Xô. 

Ba Lan không mời ông Putin dự lễ kỷ niệm bắt đầu Thế chiến II

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, trước đây đã lưu ý rằng bất kỳ sự kiện tưởng niệm nào ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và Thế chiến II, mà không có sự tham gia của Nga, không thể được coi là đầy đủ, trọn vẹn.

Đến lượt mình, Phó Thủ tướng Ba Lan Jacek Sasin nói rằng việc Nga không được mời là do cuộc xung đột vũ trang ở phía đông nam Ukraina.

"Sẽ không phù hợp nếu kỷ niệm cuộc xâm lược vũ trang chống Ba Lan với sự tham dự của một nhà lãnh đạo hiện nay đang hành động theo cách đó đối với nước láng giềng ", ông nói.

Quan hệ giữa Moskva và Kiev trở nên xấu đi sau cuộc đảo chính ở Ukraina, cũng như trong bối cảnh tình hình ở Donbass. Chính quyền Ukraina trước đó đã nhiều lần cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Moskva đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraina và rất quan tâm đến việc Kiev vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế.

Ý kiến ​​chuyên gia

Nhà khoa học chính trị, Tiến lịch sử Mikhail Smolin cho rằng cách hành xử của Warsaw, một mặt, là trắng trợn vô liêm sỉ, mặt khác – là thiếu khôn ngoan.

"Khi Ba Lan không mời Nga, nước đã giải phóng nó khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, tham dự lễ kỷ niệm, nhưng lại mời Đức - một mặt, điều đó có thể được coi là vô liêm sỉ, và mặt khác, là sự ngu ngốc, lố bịch. Nhân tiện đây tôi nhắc lại, Ba Lan hiện đại là  mục tiêu nhất định cho những người tái canh ở Đức, bởi vì phía bắc và phía tây của Ba Lan là Phổ, đã “giải tán” sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, một hành động như vậy từ phía Ba Lan thậm chí còn mang đến “tâm trạng giống như tự sát”. Còn “quan niệm cứng rắn” của giới lãnh đạo Ba Lan hiện nay về việc không công nhận Nga và vai trò của nó trong lịch sử Ba Lan có thể được đánh giá là thiển cận về mặt lịch sử và không thích đáng", - ông Mikhail Smolin bày tỏ ý kiến trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Thảo luận