Ấn Độ không thể lặp lại thành công của Trung Quốc

Độ không thể hưởng lợi từ cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bất chấp thị trường rộng lớn và nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Theo Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, ông Vikram Misri, thâm hụt thương mại với Trung Quốc đang gia tăng và đã lên tới 53 tỷ USD.
Sputnik

Bất chấp chương trình “Made in India” do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố vài năm trước, các công ty nước ngoài đang chuyển nhà máy sang các nước châu Á khác mà bỏ qua Ấn Độ.

Ông Trump đe dọa Ấn Độ bằng xung đột thương mại, mặc dù nó đã diễn ra được hơn 1 năm

Thoạt nhìn, có vẻ như Ấn Độ là nước kế thừa Trung Quốc một cách hợp lý nhất, có cơ hội trở thành một nhà máy toàn cầu mới và là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới. Bởi vì các điều kiện ban đầu của Ấn Độ rất giống với bối cảnh của Trung Quốc khi đất nước này bắt đầu chinh phục thế giới bằng hàng hóa của mình. Dân số Ấn Độ lớn thứ hai trên thế giới, chỉ ít hơn một chút so với Trung Quốc: 1,28 tỷ so với 1,37 tỷ người. GDP của đất nước, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, năm 2019 sẽ tăng tới mức 7,2%. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người ở Ấn Độ chỉ là 1900 đô la - không chỉ ít hơn ở Trung Quốc (9 nghìn đô la), mà thậm chí còn ít hơn hầu hết các quốc gia khác ở châu Á. Cụ thể, tại Việt Nam, thu nhập bình quân trên đầu người là 2.500 đô la.

Tưởng chừng như Ấn Độ là một sự thay thế tuyệt vời cho Trung Quốc, quốc gia đã bứt lên trong chuỗi giá trị thế giới cũng như về mức lương trung bình. Tuy nhiên, những lợi thế này đối với giới kinh doanh lại không phải là ấn tượng. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi chiếm hơn một phần ba thị trường Ấn Độ, nhưng vẫn chưa có nhà máy sản xuất chính thức tại nước này. Samsung cũng bỏ qua Ấn Độ bằng cách sản xuất một nửa sản phẩm của mình tại Việt Nam. 

Xiaomi dự kiến sản xuất điện thoại thông minh có màn hình tràn lớn nhất thế giới

Intel sản xuất một số chip của mình tại Trung Quốc và một số tại Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Ấn Độ năm 2018 lên tới 331 tỷ đô la, trong khi tổng trị giá hàng nhập khẩu lại là 507 tỷ đô la. Theo tính toán của Nomura, trong quý đầu tiên của năm 2019, khối lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cho Việt Nam chiếm khoảng 8% GDP của đất nước, vì các công ty Mỹ bắt đầu từ chối không đặt hàng của Trung Quốc do những bất định liên quan tới cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ấn Độ sẽ vẫn chưa phải là nước hấp dẫn đối với doanh nghiệp, ít nhất cho đến khi cơ sở hạ tầng cơ bản của nước này được cải tạo cho hẳn hoi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Xihua, ông Lun Xingchun Long Xingchun nói với Sputnik.

Ấn Độ muốn học kinh nghiệm Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài

“Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ rất thấp. Ai cũng biết, để phát triển công nghiệp cần hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đó là khả năng cung cấp điện không gián đoạn, hệ thống hậu cần thuận lợi, cơ sở hạ tầng cầu cảng. Ấn Độ chưa làm được những điều này. Ngoài ra, phải phát triển toàn bộ khu công nghiệp, đây cũng chưa phải là trường hợp của Ấn Độ. Ví dụ, Trung Quốc đã thành lập toàn bộ chuỗi sản xuất ở Đông Quan, tại Giang Tô cũng đã ổn định đâu vào đấy. Điều quan trọng nữa là phải tính đến  thực tế là năng suất lao động của một công nhân Trung Quốc tương đương với 3-4 công nhân Ấn Độ. Vì vậy không thể nói rằng chi phí lao động thấp ở Ấn Độ thấp hơn. Và còn nữa, các cuộc đình công thường xuyên của công nhân, cũng như các thủ tục phức tạp trong việc trưng dụng đất, tất cả là những vấn nạn lớn đối với các nhà kinh doanh. Khi công nhân có ca làm việc ngắn, họ có quá nhiều quyền, thủ tục hành chính quá phức tạp thì không dễ gì nói về sự phát triển sản xuất".

Tình trạng thường xuyên bị cắt điện, cơ sở hạ tầng giao thông và đường bộ sơ sài của Ấn Độ là một vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất, làm tăng đáng kể chi phí. Ví dụ, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Delhi đến Mumbai tốn kém tương đương như vận chuyển từ Quảng Châu đến Mumbai, mặc dù khoảng cách giữa Delhi và Mumbai ngắn hơn 5 lần. Các chuyến tàu chở hàng của Ấn Độ “bò” với tốc độ hơn 30 km / h, trong khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt Trung Quốc nhanh hơn ít nhất ba lần.

Còn có các trở ngại mang tính xã hội và quan liêu: tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết các thủ tục phê duyệt giấy tờ.

Muốn mọi việc tiến triển ở Ấn Độ, trước tiên, quốc gia này phải tạo điều kiện cho kinh doanh và sản xuất. Và Trung Quốc có thể giúp đỡ trong việc này, ông Lun Xingchun nói.

National Interest: Trump đã thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

“Ấn Độ cần hợp tác với Trung Quốc, trước hết là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản. Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở Ấn Độ là một vấn đề xã hội lớn. Nếu quốc gia này muốn nhanh chóng tạo ra cơ sở hạ tầng bình thường để phát triển hơn nữa lĩnh vực sản xuất của mình, tốt hơn là nên nhờ Trung Quốc giúp đỡ. Chúng tôi đã có được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở như vậy, có các công nghệ đã được thử nghiệm thành công và áp dụng suôn sẻ, vì vậy chúng tôi có thể làm điều đó một cách nhanh chóng, hiệu quả và tương đối rẻ. Điều này liên quan tới việc xây dựng các tuyến đường và cơ sở hạ tầng cảng. Ngoài ra, Ấn Độ cần thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc. Ví dụ Haier là một công ty đã thành công trong vấn đề này và tạo ra một số lượng lớn các khu công nghệ ở Ấn Độ, mang thiết bị của mình tới đây, thuê một số lượng lớn công nhân địa phương, đáp ứng nhu cầu tại thị trường nộiMakeMyTrip địa của Ấn Độ. Và thậm chí xuất khẩu một phần hàng hóa sản xuất ở Ấn Độ sang Châu Phi và Trung Đông. Điều hết sức quan trọng đối với đất nước là phát triển ngành công nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm, cũng như cải thiện hệ thống tài chính và hệ thống trao đổi tiền tệ”.

Thực tế là các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư vào Ấn Độ. Đặc biệt là sau khi đất nước thực hiện chính sách phi tiền tệ hóa và bắt đầu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Trung Quốc đã tạo ra hệ thống thanh toán di động lớn nhất thế giới, và bây giờ các công ty công nghệ Trung Quốc muốn áp dụng kinh nghiệm của mình ở Ấn Độ. Alibaba đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Paytm. Tencent đã đầu tư vào Hike. Ctrip đầu tư vào MakeMyTrip. Trong hai năm, khối lượng đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã tăng gấp 9 lần và đạt mức 5,5 tỷ đô la, theo thông tin của Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, ông Vikram Misri.

Thảo luận