«Chúng tôi bắt đầu chú tâm quan sát hành tinh này vì bản chất «cực đoan» của nó. Chúng tôi cố gắng nhìn thấy dấu vết của magiê, sắt và các kim loại khác trong vỏ ngoài và rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng ở khoảng cách rất xa với hành tinh này», - chuyên gia David Singh từ ĐHTH John Hopkins ở Baltimore (Hoa Kỳ) tuyên bố.
Quan sát hành tinh WASP-121b, các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng các tầng trên trong bầu khí quyển của nó bị nung nóng đến nhiệt độ 2.700 °C do sự hiện diện của hơi nước và các chất đặc biệt tích cực hấp thụ ánh sáng cực tím và biến đổi thành nhiệt. Nhờ đó, tầng bình lưu của WASP-121b nóng đến mức ngay cả sắt cũng sẽ tan chảy và sôi sùng sục.
WASP-121 ráo riết chọc thủng bầu không khí các vệ tinh của nó, khiến nó bị «phồng» lên bởi ảnh hưởng của sức nóng và ánh sáng, và cũng bị tác động từ lực hút của nó. Kết quả là, WASP-121b trở thành hành tinh không chỉ nóng nhất và cực đoan nhất, mà còn là có dáng vẻ kỳ dị.
Chuyên gia Singh và các đồng nghiệp của ông còn phát hiện ra tính năng đáng kinh ngạc khác của hành tinh «địa ngục» này, khi thử tính toán lượng «kim loại» - các nguyên tố nặng hơn helium và hydro - trong những phần khác nhau ở bầu khí quyển của nó.
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy dấu vết của magiê và sắt không chỉ trong bầu khí quyển thấp hơn của «Mộc tinh nóng bỏng» này, mà cả trong các vỏ không khí khác nằm cách xa phần lõi của khối khí khổng lồ này.