Biển Đông

Bị chỉ trích dữ dội, Trung Quốc rút nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi vùng biển Việt Nam?

Theo phát ngôn viên, Bộ Ngoại Giao hôm nay cho biết: Nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trên Biển Đông từ ngày 7/8.
Sputnik

Nhóm tàu Hải Dương 8 rời khỏi khu vực tranh chấp trên Biển Đông

Đại diện Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

"Chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chất và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi".

Người phát ngôn nhấn mạnh:

“Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

“Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”, bà Hằng tuyên bố.

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Trước đó, những ngày tháng 7 vừa qua, khi nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của trung Quốc tiến vào Bãi Tư Chính, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Hà Nội cũng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam.

Ủng hộ quan điểm vì hòa bình của Việt Nam, nhiều chuyên gia và dư luận cực lực lên án “thói hung hăng” của Trung Quốc, đồng thời đề nghị chính quyền Bắc Kinh nhanh chóng chấm dứt hoạt động trái phép, coi thường luật pháp quốc tế này.

Việt Nam chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động phi pháp của Trung Quốc

Là nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại, trao đổi với các nước liên quan đến mọi đồng, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên Biển Đông, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia.

Việt Nam quyết không để Trung Quốc đặt chân vào Bãi Tư Chính

Ngoài hoạt động phi pháp của tàu Hải Dương 8 trong vùng biển Việt Nam, ngày 6/8/2019, Cục An toàn Hảng hải Trung Quốc phát đi cảnh báo hạn chế đi lại ở vùng biển xung quanh nơi diễn ra cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân nước này thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chi tiết cuộc huấn luyện không được tiết lộ cụ thể.

Dù bị Việt Nam và nhiều quốc gia lên án chỉ trích, chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp diễn nhiều hoạt động trái phép trên Biển Đông, xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền nhiều quốc gia.

Bình luận về đợt tập trận này của Trung Quốc, hôm qua, ngày 7/8, bà Lê Thị Thu Hằng, khẳng định Hà Nội đã gửi công hàm phản đối tuyên bố “huấn luyện quân sự” trên Biển Đông của Bắc Kinh.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ngày 7/8/2019, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Thảo luận