Tuy nhiên, các chuyên gia coi quan điểm này là không tưởng. Ô tô điện là đắt tiền và chưa có cơ sở hạ tầng cho chúng. Nghịch lý của đề xuất này là ở chỗ: việc thay thế động cơ xăng bằng động cơ điện sẽ khiến lượng khí thải CO2 tăng thêm nữa.
Quay trở lại công nghệ của thế kỷ XIX
Xe điện đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại Hoa Kỳ vào năm 1890. Khi đó nhiều người đã gửi gắm hy vọng vào sự phát triển của phương tiện giao thông này. Xe điện cho thấy kết quả tốt trong các cuộc đua ô tô. Các nhà sản xuất lớn đã đầu tư vào sự phát triển của ngành này. Henry Ford đã làm việc trong nhiều năm để tạo ra pin ô tô điện. Nhưng, một số cải tiến cơ bản cho động cơ xăng đã đảm bảo cho nó giành phần thắng trong cuộc thi đua này. Mỹ đã ngừng sản xuất xe điện vào năm 1930. Tuy nhiên, vào những năm 1990, khi ở California bắt đầu mở rộng chiến dịch làm sạch không khí, các chuyên gia lại quan tâm đến động cơ điện. Các công ty Chevrolet và Tesla đã sản xuất lô nhỏ ô tô điện có giá rất cao: hơn 100 nghìn USD. Các công ty của Nhật Bản và Trung Quốc cũng bắt đầu sản xuất xe điện. Nhưng, những chiếc ô tô điện vẫn là rất hiếm.
Chỉ ở châu Âu các chuyên gia vẫn rất quan tâm đến các phương tiện giao thông chạy bằng điện. Ở các thủ đô châu Âu bạn có thể thấy những chiếc ô tô nhỏ đứng trên vỉa hè để sạc lại.
Tiêu thụ nhiều điện năng và độc hại
Sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất ô tô điện bị cản trở bởi một số yếu tố: thiếu pin không độc hại, thiếu công nghệ xử lý và cơ sở hạ tầng để sạc lại (điều đó hạn chế sử dụng xe điện bên ngoài các thành phố lớn), cũng như thiếu điện năng.
Yếu tố cuối cùng là lý do khiến các nhà môi trường nghi ngờ về việc ô tô điện là thực sự sạch như họ đã tưởng, họ bắt đầu tính toán lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất và vận hành xe điện. Động cơ điện không phát ra khí nhà kính. Nhưng, ô tô điện chạy năng lượng pin, và pin được sạc từ mạng lưới điện thông thường. Và nguồn cung cấp chính cho mạng lưới điện là các nhà máy nhiệt điện đốt than và nhà máy nhiệt điện khí.
Có rất ít quốc gia nơi điện được sản xuất từ các nguồn sạch - các nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện địa nhiệt, ví du như ở Na Uy và Pháp. Ở California, tỷ lệ năng lượng mặt trời đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Ở hầu hết các quốc gia khác, việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra điện năng.
Trong cuốn sách “Năng lượng và văn minh: Câu chuyện lịch sử”, nhà khoa học người Canada gốc Séc Vaclav Smil đã tính toán rằng, để thay thế các ô tô chạy xăng bằng ô tô điện, Mỹ cần phải tăng sản lượng điện thêm một phần tư (so với năm 2008). Theo ông, việc chuyển sang sử dụng ô tô điện sẽ không dẫn đến việc tiết kiệm năng lượng và không làm giảm lượng khí thải CO2.
Theo đánh giá của chuyên gia Martin Message từ Đại học Tự do Brussels về vòng đời của chiếc xe điện, 70% lượng khí thải CO2 được tạo ra bởi điện, 15% đến từ việc chế tạo thân xe và pin lithium. Trong quá trình sản xuất các vật liệu chính cho ô tô cũng thải ra các chất độc hại và đòi hỏi một lượng lớn năng lượng. Trong tương lai, quá trình này có thể được tối ưu hóa bằng cách chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, tạo ra các công nghệ để xử lý pin đã qua sử dụng. Nhờ đó lượng khí thải carbon sẽ giảm 35%.
Mặc dù có nhiều nghi ngờ về sự thân thiện với môi trường của xe điện, chúng vẫn rất hấp dẫn để sử dụng ở các thành phố lớn, nơi có vấn đề cấp bách về làm sạch không khí. Các chuyên gia đề xuất một giải pháp tạm thời - xe lai hybrid sử dụng kết hợp động cơ đốt trong và động cơ điện, phương tiện giao thông này có triển vọng đầy hứa hẹn.