Đổi mới Ngành đường sắt: dịch vụ, đầu máy, toa xe mới

Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam (VNR) đã xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp đường sắt đến năm 2030, tờ Nhân dân đưa tin.
Sputnik

Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Vũ Anh Minh cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, VNR sẽ tiến hành cải tạo, xây dựng cơ sở chế tạo, lắp ráp đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng thay thế với tỷ lệ nội địa hóa cao;

Theo đó, các đơn vị sẽ nghiên cứu, phát triển các loại hình toa xe phục vụ đường sắt đô thị và toa xe trên đường sắt quốc gia có tốc độ chạy tàu hơn 100 km/giờ (hiện nay cao nhất là 80 km/giờ), tiếp tục hoàn thiện công nghệ lắp ráp đầu máy với tỷ lệ nội địa hóa từ 25 đến 30% và tiến tới chủ động sản xuất đầu máy.

Ý kiến chuyên gia Anh về đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Ngoài ra, VNR cũng đẩy mạnh sản xuất trong nước các loại phụ tùng, vật tư đường sắt để đáp ứng nhu cầu bảo trì các tuyến đường sắt hiện có và tiến tới xuất khẩu.

Theo Phó Tổng Giám đốc VNR Ðoàn Duy Hoạch, ngành đường sắt đã tính toán đến đầu tư tập trung cho các cơ sở công nghiệp chuyên đại tu, lắp ráp chế tạo đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng.

"Tầm nhìn đến năm 2045, ngành đường sắt quyết tâm đầu tư, đổi mới công nghệ để có thể sản xuất các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho quá trình điện khí hóa ngành đường sắt và đường sắt tốc độ cao; phấn đấu ngành công nghiệp đường sắt trở thành ngành công nghiệp kỹ thuật cao với máy móc, trang thiết bị hiện đại, thu hút được nhân lực có trình độ khoa học - công nghệ cao vào làm việc", ông Ðoàn Duy Hoạch khẳng định.

Đổi mới Ngành đường sắt: dịch vụ, đầu máy, toa xe mới

Thời gian gần đây, VNR đang đàm phán với một đối tác nước ngoài về giải pháp đầu tư mới không bị chịu áp lực lớn về vốn, nhằm đưa thêm hàng loạt đoàn tàu đóng mới vào khai thác, với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ. Ðối tác này là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực đường sắt ở khu vực châu Á, có nguồn lực tài chính dồi dào và sẵn sàng "rót" vốn đầu tư vào đóng toa xe, sau đó cho thuê.

Quá nhiều nhà thầu Trung Quốc muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam

Theo tính toán của ông Vũ Anh Minh, với phương án trên, VNR sẽ giảm giá thành đóng tàu do chi phí đầu vào giảm (khoảng 10% nếu so với VNR trực tiếp đầu tư). Nhà đầu tư có trách nhiệm sửa chữa trung - đại tu và phải đóng tàu có chất lượng tốt để giảm chi phí ở khâu bảo hành. Ðơn cử, đóng một đoàn tàu có tổng mức khoảng 300 tỷ đồng, chi phí sửa chữa bảo dưỡng cả vòng đời tổng cộng 340 tỷ đồng. Kết thúc quá trình thuê 12 năm, VNR chỉ bỏ tối đa 300 tỷ đồng thay vì 340 tỷ đồng, lại không phải vay vốn. Việc hợp tác này sẽ thúc đẩy cơ khí trong nước phát triển, đối tác nước ngoài có sản lượng đóng tàu lớn, lợi nhuận kỳ vọng cao khi giảm được các khâu trung gian. Với giải pháp này, lãnh đạo VNR kỳ vọng trong vòng 3 đến 5 năm có thể đưa vào khai thác 50 đoàn tàu vì tuyến nào khai thác được thì thuê.

Thảo luận