Căng thẳng Nhật-Hàn tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế: Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất, xuất khẩu, và cán cân thương mại của Việt Nam có thể phải chịu ảnh hưởng theo hướng sụt giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại Nhật- Hàn ngày càng leo thang.
Sputnik

Hàn- Nhật liên tục “trả đũa” nhau

Nền kinh tế thế giới biến động không ngừng. Khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thế giới lại chứng kiến thêm những căng thẳng mới phát sinh giữa hai ông lớn khu vực châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tàu Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên căng thẳng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tòa án tối cao Hàn Quốc yêu cầu công ty Nhật Bản bồi thường cho người lao động từ thế chiến thứ hai. Phía Nhật Bản đã bác bỏ toàn bộ các cáo buộc trên và khẳng định  mọi khoản bồi thường đều đã được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ từ năm 1965 khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Hai bên liên tục “ăn miếng trả miếng” khi Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định loại nhau ra khỏi “Danh sách Trắng” các đối tác thương mại đáng tin cậy. Theo đó, hơn 1000 mặt hàng xuất khẩu của hai quốc gia Đông Á sẽ phải trình Chính phủ xem xét và phê duyệt từng đơn hàng một.

Phía Seoul đồng thời quyết định tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Người dân nước này cũng thay đổi thái đội đối với hàng hóa Nhật. Theo điều tra dư luận, có đến 80% người dân Hàn Quốc không còn mặn mà với các sản phẩm của Nhật Bản.

Phía Tokyo cũng khuyến cáo công dân nước này cần thận trọng khi đi du lịch Hàn Quốc. Thêm vào đó, Nhật Bản áp lệnh hạn chế xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyamides), chất cản quang (photoresists và hydro florua sang Hàn Quốc. Đây được xem là “đòn thương mại” rất hiểm vì đó là những vật liệu rất quan trọng đối với quá trình sản xuất các chất bán dẫn, màn hình LED và điện thoại smartphones.

Việc Chính phủ Nhật Bản tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu các nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với nền công nghiệp Hàn Quốc, sử dụng trpng sản xuất các chất bán dẫn và màn hình máy tính, hoạt động sản xuất của Samsung và SK Hynix sẽ bị ảnh hưởng do thời gian xem xét duyệt thủ tục xuất nhập các mặt hàng này có thể lên đến 90 ngày, gây thiệt hại rất lớn.

Theo nhiều nguồn thông tin khẳng định, Samsung chỉ có một tháng dự trữ cho các mặt hàng này và SK Hynix có khoảng ba tháng dự trữ. Nhật cung cấp 90% hai trong ba mặt hàng bị giới hạn và 70% mặt hàng còn lại của thế giới.

Căng thẳng thương mại Nhật- Hàn ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Đánh giá về những hệ lụy từ xung đột thương mại giữa hai quốc gia Đông Á đến Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khẳng định, những diễn biến khó lường trong chính sách của hai nước chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Vì sao kinh tế Việt Nam là ‘ngoại lệ’?

Các nhà máy của Hàn Quốc như Samsung, LG…khó có thể đáp ứng đủ các đơn hàng xuất khẩu hàng điện tử, máy tính, điện thoại nếu không tiếp cận hoặc dự trữ đủ nguồn linh kiện.

“Hiện nay, các mặt hàng có liên quan đến chất bán dẫn và màn hình như máy vi tính, điện thoại và máy ảnh chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, riêng điện thoại linh kiện đã chiếm tới 20% tổng xuất khẩu. Do vậy, khi xuất khẩu các mặt hàng này bị ảnh hưởng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thể bị giảm”, VDSC đánh giá.

Bên cạnh tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, hệ lụy từ xung đột thương mại còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp chế tạo khi các mặt hàng điện tử đóng góp không nhỏ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam.

Chỉ một biến động nhỏ ở Samsung cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế 96 triệu dân. Gã khổng lồ này đã tạo ra hơn 160 ngàn việc làm cho người lao động. Samsung đang tìm kiếm nguồn cung thay thế và khẳng định không có ý định giảm sản xuất chip. Nga và Trung Quốc vẫn có thể cung cấp những mặt hàng này.

"Do đó, nếu Nhật Bản tiếp tục thắt chặt kiểm soát, thì hoạt động của Samsung trong quý IV có thể bị ảnh hưởng", VDSC nhận định.

Thảo luận