Đại tướng Tô Lâm nói về việc công an bảo kê tín dụng đen

Có hay không việc cơ quan chức năng, cán bộ ngành công an bảo kê hoạt động tín dụng đen, Bộ trưởng Tô Lâm đã lên tiếng bình luận cụ thể vấn đề này.
Sputnik

Tín dụng đen, vay nặng lãi, đòi nợ thuê còn diễn biến phức tạp

Trả lời chất vấn ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, qua điều tra, tới nay vẫn chưa phát hiện trường hợp nào trong các lực lượng chức năng, kể cả lực lượng công an, bao che, bảo kê cho hoạt động tín dụng đen.

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết giám sát và kết luận chất vấn , ĐBQH Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nêu vấn đề ngăn chặn tín dụng đen, vay nặng lãi, đòi nợ thuê, bảo kê xã hội đen, giang hồ, thời gian qua đã được Chính phủ, các Bộ ban ngành chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, vẫn còn đang diễn biến vô cùng phức tạp.

Bộ trưởng Tô Lâm lên tiếng về việc người Trung Quốc "núp bóng" dân Việt mua đất

Trả lời về vấn đề này, lãnh đạo ngành công an cũng xác nhận, tín dụng đen là vấn đề bức xúc của xã hội, đã được nhiều đại biểu tiến hành chất vấn, dư luận bày tỏ quan tâm. Bộ đã nhiều lần báo cáo, đề ra giải pháp khắc phục vấn đề này.

Cụ thể, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12-CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hooajt động “tín dụng đen”, “vay nặng lại”, “đòi nợ thuê”…

“Bộ Công an cũng có kế hoạch chuyên đề riêng để trấn áp tội phạm này. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm, trên toàn quốc, công an đã khởi tố 436 vụ với 766 bị can liên quan tội danh tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê; khởi tố 214 vụ, 947 bị can về tội danh liên quan tội tín dụng đen là cho vay nặng lãi trong giao dịch nhân sự”, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin.

Bên cạnh đó, Lực lượng công an cũng áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, triệt phá nhiều băng đảng, nhóm giang hồ, nhóm chuyên hoạt động tín dụng đen trên cả nước.

“Theo thống kê của chúng tôi, tới nay đã phá 1.400 đường dây, tổ chức cho vay nặng lãi, có hoạt động liên quan tới tín dụng đen. Chúng tôi đánh giá do trấn áp mạnh nên tội phạm liên quan tới tín dụng đen đã được kiềm chế, giảm tính phức tạp so với trước đây, nhiều chỗ loại tội phạm này đã tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng”, người đứng đầu ngành công an nhấn mạnh, đồng thời cho biết hiện người dân đã rất cảnh giác với các hoạt động tội phạm này. Tuy nhiên, vị Đại tướng cũng thừa nhận, tình hình còn phức tạp, vẫn còn khiến nhân dân bất an, lo lắng.

“Đáng lưu ý là loại hình cho vay ngang hàng qua mạng internet. Đây là tín dụng đen biến tướng, sử dụng hoàn toàn qua không gian mạng, đang có chiều hướng ra tăng và rất khó kiểm soát”, vị trưởng ngành cho hay.

Đại tướng Tô Lâm thừa nhận rằng, trong tình hình hiện nay, việc xử lý tội phạm tín dụng đen vẫn gặp rất nhiều khó khan, thử thách, do đối tượng sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi, thủ đoạn lách luật, việc xác định, đâu là phạm vi dân sự, đâu là dấu hiệu hình sự cũng không dễ dàng cho cơ quan thực thi pháp luật.

Bộ Trưởng Tô Lâm nêu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng tín dụng đen

Nói về nguyên nhân của thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, do nhu cầu về tiền, nguồn vốn, nhu cầu vay tín dụng, thậm chí dung tín dụng đen trong người dân còn rất lớn. Các nhóm đối tượng biết tận dụng những kẽ hở của pháp luật để hưởng lợi. Bên cạnh đó, các nội dung, quy định pháp luật cũng chưa thật cụ thể gây khó khăn trong quá trình đấu tranh, trấn áp tội phạm.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm mở màn phiên chất vấn sáng nay

Về giải pháp xử lý triệt để vấn đề này, Bộ Trưởng Tô Lâm khẳng định, Bộ Công an và các ban ngành, đoàn thể vẫn sẽ tiếp tục tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. Đặc biệt, không ai được chủ quan, lơ là trước tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp.

“Bên cạnh đó, lực lượng công an cũng sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát danh sách đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm tín dụng đen, bảo kê đòi nợ thuê ngay từ khi mới hình thành, không để hình thàh các tổ chức, nhất là tổ chức tội phạm đồng thời điều tra xử lý nghiêm các tội phạm có liên quan tín dụng đen”, đồng chí Tô Lâm khẳng định.

Về vấn đề, có hay không việc cơ quan chức năng bảo kê hoạt động tín dụng đen, Bộ trưởng tuyên bố, thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào bao che vi phạm.

“Nhân dân, đại biểu biết vi phạm thì thông tin, chúng tôi sẽ tích cực làm rõ. Xử lý nghiêm nếu có bảo kê hoặc có liên quan bảo kê, không có vùng cấm nào”, người đứng đầu Bộ Công an kết luận.

Vụ xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng

Liên quan đến việc xác định trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành khi để xảy ra tình trạng xăng giả, buôn lậu xăng dầu, sản xuất xăng dầu kém chất lượng dẫn đến các vụ cháy nổ xe, ĐBQH Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) chất vấn việc xử lý trách nhiệm của thanh tra liên ngành, các cơ quan chức năng ở đâu khi để xảy ra nhiều vụ làm hàng giả, tráo đổi, gắn giả nhãn mác thương hiệu, gây ảnh hưởng đến hàng Việt Nam, đặc biệt là vụ đường dây xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, công ty của ông Trịnh Sướng đã tiến hành nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả nhiều năm nay, công an đã tiến hành bắt nhiều đối tượng vi phạm, trong đường dây này xuyên suốt từ Nam, Trung, Bắc.

“Vừa qua đã được ngăn chặn. Lực lượng đang điều tra, kết luận. Qua vụ này cũng rút ra được nhiều nguyên nhân như vì sao nhiều phương tiện bốc cháy khi đang đi trên đường” , Đại tướng Tô Lâm nói.

Cũng bàn về vấn nạn này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định:

Đại tướng Tô Lâm cùng 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

“Trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng xăng giả không phải của riêng Bộ Công thương”.

Lãnh đạo ngành công thương nhấn mạnh về sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ban, ngành, đặc biệt là lực lượng ban 389 Quốc gia tại địa phương. Tuy nhiên, hiện hoạt động phối hợp này vẫn chưa kịp thời và hiệu quả.

Liên quan đến đường dây xăng dầu giả, ông Trần Tuấn Anh nêu lại quy định trong Luật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong đó chỉ rõ, Bộ Khoa học, Công nghệ có nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện những quy định cụ thể liên quan đến quy chuẩn mặt hàng xăng dầu và dung môi pha chế.

Về phần mình, lực lượng quản lý thị trường phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng xăng dầu trên địa bàn cũng như lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, rất khó phát hiện được những hành vi gian lận tinh vi, tổ chức quy mô với nhiều chiêu thức phức tạp như đường dây của Trịnh Sướng.

Ông Trần Tuấn Anh khẳng định, sau khi công an điều tra và khởi tố vụ án làm xăng giả, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra lại mọi quy trình thực thi pháp luật.

“Kế hoạch đảm bảo chất lượng xăng dầu ở tại địa bàn, địa phương phải được làm chặt hơn nữa với trách nhiệm của các lực lượng có liên quan, bao gồm Bộ Khoa học Công Nghệ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và các địa phương”, Bộ trưởng Công Thương nói.

Còn về vấn đề gian lận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, lãnh đạo ngành công thương cho biết Bộ này đã bước đầu hoàn thiện dự thảo thông tư, giúp xác định thế nào là “Made in Vietnam” và công bố lấy ý kiến phản biện, đóng góp của các bộ, ban ngành. Sau đó, Bộ sẽ tiến hành báo cáo Chính phủ để ban hành văn bản quy phạm phát luật.

Thảo luận