Các nhà khoa học phát hiện ra loại "trạng thái ban đêm" có khả năng gây ung thư

Các nhà nghiên cứu của Thụy Điển từ Đại học Gothenburg đã đưa ra kết luận rằng những người phụ nữ bị mắc chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, như báo cáo của Medical Express.
Sputnik

Ngưng thở là hiện tượng ngừng hô hấp tạm thời. Thông thường, tình trạng này xuất hiện vào ban đêm. Việc ngưng thở xảy ra dài hơn 10 giây, đôi khi có thể kéo dài tới tận 2-3 phút. Nếu chuyện này xảy ra hàng đêm với vài đợt ngưng thở như trên thì trong cơ thể người đó sẽ diễn ra những thay đổi đáng kể.

Cảnh giác với 7 triệu chứng của ung thư

Các nhà khoa học đã có được dữ liệu thông tin về tình trạng sức khỏe của 20 nghìn bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Trong số này, hai phần trăm người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Sau khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia nhận thấy rằng tuổi già có liên quan chặt chẽ với mức độ cao của nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, ngoài tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và thói quen xấu, nghiên cứu còn cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng thiếu oxy gián đoạn vào ban đêm và ung thư. Chủ yếu mối liên hệ rõ rệt này được quan sát ở phụ nữ, ở đàn ông xu hướng này mờ nhạt hơn. Các kết quả chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng gấp hai đến ba lần ở những phụ nữ bị mắc chứng ngưng thở lâu khi ngủ, theo như lời giải thích của các nhà nghiên cứu.

Như giáo sư Ludger Grote lưu ý, trước đó các nhà khoa học đã biết rằng ngưng thở có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất ở nam giới.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa ngưng thở và ung thư ở phụ nữ là một khám phá. Các chuyên gia chưa tìm ra lý do dẫn tới điều này.

Thảo luận