Các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông có thể gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế trong khu vực, nhưng sẽ không có bất kỳ hậu quả chính trị nào. Đây là ý kiến của chuyên gia Alexander Lomanov từ Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO).
Vào ngày 14 tháng 8, Trung Tá Nate Christensen, phó phát ngôn viên của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã thông báo rằng, chính quyền Trung Quốc bác bỏ yêu cầu cho hai chiến hạm được ghé bến Hồng Kông. Chiếc dương vận hạm đổ bộ USS Green Bay dự trù cấp bến Hồng Kông hôm 17 tháng Tám và chiếc tuần dương hạm USS Lake Erie dự trù sẽ ghé nơi này trong tháng tới. Các phương tiện truyền thông cho biết rằng, quan chức quân đội Mỹ đề nghị các nhà báo nêu câu hỏi về lý do từ chối với phía Trung Quốc.
Lần gần đây nhất một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã đến thăm Hồng Kông vào tháng Tư. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc không cho tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Mỹ cập cảng Hồng Kông.
Đầu tháng 8, Bắc Kinh đã lưu ý đến việc các nhà ngoại giao Mỹ ở Hồng Kông gặp gỡ với những người tham gia các cuộc biểu tình phản đối. Ngoài ra, trong hàng ngũ những người biểu tình đã thấy những người Mỹ. Sau đó Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Đây có phải là lý do khiến chính quyền Trung Quốc không cho phép tàu chiến Mỹ cập cảng Hồng Kông? Sau đây là ý kiến của chuyên gia Zheng Anguang:
“Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vấn đề Hồng Kông là một trong những yếu tố (khiến Trung Quốc từ chối), nhưng không phải là một yếu tố duy nhất. Tình hình hiện tại ở Hồng Kông đầy rẫy những mánh khóe, thủ đoạn, có bằng chứng rõ ràng về sự can thiệp của Mỹ, có cả những kẻ điều khiển sau hậu trường. Do đó, quyết định của Trung Quốc là khá dễ đoán. Cấp phép cho tàu chiến Hoa Kỳ neo đậu tại Hồng Kông là quyền chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể cho phép hoặc cấm cửa tàu chiến Hoa Kỳ vào đó.
Nếu nói về lý do cho lệnh cấm, ngoài tình hình ở Hồng Kông, có lẽ có một số vấn đề kỹ thuật khiến Trung Quốc bác bỏ yêu cầu đó của Mỹ. Ngoài ra, do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, không khí chung trong quan hệ song phương khá căng thẳng. Các nhà lập pháp Mỹ và những đại diện của nhánh hành pháp ngày càng thường xuyên đưa ra những tuyên bố chống lại Trung Quốc. Vì vậy, trong tình huống này, để hiểu tại sao Trung Quốc không cho hai chiến hạm Mỹ cập bến Hồng Kông”.
Hôm thứ Năm, Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ xúi giục xung đột, liên kết với các phần tử tội phạm và điên cuồng chống lại Trung Quốc tại Hồng Kông. Điều này được nêu trong bản tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hồng Kông đáp trả những bình luận gần đây của các nghị sĩ Mỹ cho thấy mục đích thực sự của Washington là kích động sự hỗn loạn ở Hồng Kông.
Đây là tuyên bố thứ hai của các nhà ngoại giao Trung Quốc trong 24 giờ qua. Ngày hôm trước, phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, các chính trị gia Hoa Kỳ vì lợi ích riêng tư của họ, không biết xấu hổ đóng vai trò chiếc ô bảo vệ các phần tử cực đoan và bạo lực, vu khống và buộc tội các đội cảnh sát Hồng Kông, những người đang chịu áp lực quá mức nhưng vẫn tiếp tục bảo vệ pháp luật. Điều này (hành động của người Mỹ) gây ra sự lên án nhất trí của người dân Trung Quốc, kể cả 7 triệu đồng bào ở Hồng Kông!
Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại LB Nga Zhang Hanhui đã so sánh tình hình ở Hồng Kông với "cuộc cách mạng sắc màu". Các thế lực phương Tây điều khiển tình hình sau hậu trường, điều đó là rõ ràng, nhà ngoại giao nói tại cuộc gặp với các nhà báo Nga. Theo ông, họ tìm cách tạo hỗn loạn ở Hồng Kông để phá hoại hệ thống “một đất nước, hai chế độ” nhằm tạo ra khó khăn cho sự phát triển của Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexander Lomanov từ Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) cũng lưu ý rằng, ở Hồng Kông xuất hiện ngày càng nhiều dấu hiệu đặc trưng của cách mạng mầu. Đây là cách tổ chức các cuộc biểu tình qua mạng xã hội, đây là chuỗi các cuộc biểu tình, cơ cấu tổ chức linh hoạt khi những người tham gia có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác, chuyên gia nói. Tuy nhiên, theo ông, các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông có thể gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế của khu vực, nhưng không thể có bất kỳ hậu quả chính trị nào.
“Không thể nói rằng đây thực sự là một cuộc cách mạng sắc màu nhằm mục đích gây sức ép lên chính quyền để thay đổi chế độ ở Trung Quốc. Hơn nữa, co vẻ là những hành vi hung hăng chống lại Trung Quốc của người biểu tình ở Hồng Kông, trái lại, củng cố thêm lòng yêu nước. Như thường xảy ra trong xã hội Trung Quốc, người dân đoàn kết lại mỗi khi có mối nguy cơ thực sự đe dọa chia rẽ đất nước, khi Trung Quốc phải chịu sự can thiệp từ bên ngoài".
Chuyên gia Alexander Lomanov cũng lưu ý rằng, theo ý kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiệp định thương mại với Trung Quốc gắn liền với việc giải quyết vấn đề Hồng Kông theo cách thức nhân đạo. Ông đã đăng một đoạn tweet về nội dung này. Tổng thống Mỹ thậm chí không loại trừ khả năng ông sẽ gặp gỡ với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để giải quyết vấn đề này.
“Tôi tuyệt đối không nghi ngờ về việc Chủ tịch Tập muốn giải quyết nhanh chóng và nhân đạo vấn đề Hồng Kông, ông ấy có thể làm được điều đó. Có gì gặp gỡ riêng nhỉ?”.
Bình luận về đề xuất của Tổng thống Mỹ gặp gỡ với nhà lãnh đạo Trung Quốc để thảo luận các vấn đề mới, chuyên gia Alexander Lomanov lưu ý rằng, trong một năm rưỡi qua, Trump đã phá hủy hoàn toàn các mối quan hệ tin cậy giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả liên hệ đáng tin cậy với Tập Cận Bình. Phương cách của Trump khi ông đạt thỏa thuận nào đó với nhà lãnh đạo Trung Quốc và sau đó đe dọa áp đặt thuế quan mới, là không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc. Bắc Kinh luôn coi trọng những tuyên bố, thỏa thuận và lời hứa của các tổng thống Mỹ. Rõ ràng, Trump làm Trung Quốc thất vọng. Trump có thể tạo ra rắc rối, nhưng, không thể giải quyết vấn đề một cách xây dựng, chuyên gia Alexander Lomanov nhận xét.