Tên lửa Mỹ ở Việt Nam: Liệu Hà Nội có thể thực hiện “bước tự tử”?

Các tên lửa Pershing và Tomahawk của Mỹ có thể xuất hiện ở châu Á trong thời gian tới.
Sputnik

Sau khi rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF), Washington và các đồng minh của họ đang thảo luận về khả năng triển khai các tên lửa mới của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson chính thức thông báo. Bà nhấn mạnh rằng, đây không phải là quyết định đơn phương của Hoa Kỳ, các quốc gia nên tự thực hiện sự lựa chọn này.

Tên lửa Mỹ ở Việt Nam: Liệu Hà Nội có thể thực hiện “bước tự tử”?

Triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến đâu?
Các chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, Washington sẽ triển khai tên lửa trên lãnh thổ các nước đồng minh ở châu Á - Nhật Bản và Hàn Quốc. Và các tên lửa này sẽ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc và vùng Viễn Đông của Nga. Có cả những nhà khoa học chính trị cho rằng, Washington cũng có thể đạt thỏa thuận với Hà Nội về việc triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tại Việt Nam để bảo vệ đất nước này khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc.

Kịch bản khó xảy ra nhất

“Theo tôi, trong quá trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, kịch bản khó xảy ra nhất là Hà Nội bị ép buộc cung cấp cho Washington cơ hội triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên lãnh thổ của mình. Đối với Việt Nam, đây sẽ là một bước tự tử, ông Vladimir Terekhov, một trong những chuyên gia hàng đầu về châu Á-Thái Bình Dương, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. - Và đây sẽ là bước tự tử không chỉ về mặt quân sự - chính trị, mà còn về mặt kinh tế thuần túy. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và kinh tế chính của Việt Nam. Ngoài ra, thời gian gần đây, chính sách của Bắc Kinh ở Đông Nam Á đã giảm phần nào “tính quả quyết” mà các nhà khoa học chính trị Mỹ gọi là “assertiveness”.  Điều này thấy được rõ theo kết quả Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) với sự tham gia của Trung Quốc ở Bangkok, tại đó các bên đã nhất trí tiếp tục đàm phán về việc ký kết Quy tắc ứng xử trên Biển Đông".

Nguyên tắc "ba không"

Một chuyên gia khác, nhà sử học và nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Quốc gia St.Petersburg, đồng ý với thuật ngữ “bước tự tử”.

Trung Quốc nói Mỹ “đừng dại” mà đặt tên lửa ở châu Á

“Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ sẽ nhận được sự đồng ý của các quốc gia Châu Âu, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, để triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên lãnh thổ của họ. Đã từ lâu các quốc gia này không quyết định chính sách quốc phòng và an ninh của họ mà chỉ tuân theo các mệnh lệnh từ Washington. Việt Nam là một quốc gia coi trọng độc lập và chủ quyền của mình trong tất cả các lĩnh vực. Vì thế rất khó để tưởng tượng rằng Hà Nội sẽ chịu khuất phục trước Washington. Bước này sẽ biến nước Việt Nam nhỏ bé thành mục tiêu cho các tên lửa của Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản tiêu diệt nước này trong trường hợp đối đầu quân sự. Ngoài ra, nếu đồng ý với việc triển khai cơ sở hạ tầng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, Hà Nội sẽ vi phạm nguyên tắc “ba không”: không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba, và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam".

Lánh xa Trung Quốc, đến gần Mỹ

Cần phải lưu ý rằng, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là các hành vi của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến Hà Nội lánh xa Bắc Kinh đến gần Washington, vì Việt Nam cho rằng, Mỹ sẽ giúp họ chống lại áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc nên suy nghĩ rất kỹ về vấn đề này nếu họ không muốn vào thời điểm nào đó phát hiện các tên lửa Mỹ gần biên giới phía nam, giáo sư Kolotov nhận xét.

Thảo luận