Vào ngày 28 tháng 8, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức buổi lễ giới thiệu bộ sưu tập tài liệu lưu trữ gồm hàng trăm trang về quá trình chuẩn bị và tiến hành Hội nghị Genève, về các mối quan hệ giữa những người tham gia. Bộ sưu tập này được biên soạn bởi một nhóm các nhà khoa học Nga đã được xuất bản tại Matxcơva bằng tiếng Nga vào cuối năm 2017. Tại Hà Nội, bộ sưu tập này sẽ được giới thiệu bằng tiếng Việt.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nga giới thiệu công khai bộ sưu tập các tài liệu mật của các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương. Trong bộ sưu tập có cả các tài liệu từ kho lưu trữ của Việt Nam. Các tài liệu này cho thấy vai trò quan trọng của sự hợp tác ngoại giao giữa Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đạt được hòa bình ở Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Dương.
Sự hợp tác này đã là rất cần thiết bởi vì vào thời điểm đó càng ngày càng trở nên rõ ràng là Paris muốn chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương do sự vô vọng của nó đối với Pháp, còn quá trình dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh đó đã gia tăng. Vào mùa xuân năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt đã nêu ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản thác của Hoa Kỳ. Đến giữa năm 1954, Washington thảo luận vấn đề gửi các đơn vị quân đội Mỹ đến Việt Nam. Chính dượi áp lực của Hoa Kỳ, Pháp đã lựa chọn Điện Biên Phủ để xây dựng một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh và tiến hành các cuộc tấn công vào Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lượng yêu nước của Lào.
Vào tháng 2 năm 1954, tại Berlin đã tổ chức cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao của Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Tại đó, Bộ trưởng Liên Xô đề nghị tổ chức cuộc họp của năm cường quốc - bốn nước nói trên cộng với Trung Quốc - để xem xét vấn đề Đông Dương. Anh và Pháp ủng hộ đề xuất của Liên Xô. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng đồng ý với ý kiến này.
Theo sáng kiến của Liên Xô, vào đầu tháng 4 tại Matxcơva đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Ngoại trưởng Liên Xô Molotov, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có mục đích thống nhất lập trường của Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam tại hội nghị sắp tới.
Tại cuộc họp này, nhà lãnh đạo Việt Nam lưu ý rằng, ở Đông Dương có điều kiện thuận lợi cho các lực lượng yêu nước. Chu Ân Lai giữ lập trường bi quan. Ông nói rằng, ngay cả nếu Mỹ không can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề của Việt Nam, các lực lượng yêu nước phải mất ít nhất hai năm để giải phóng miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, Chu Ân Lai nhấn mạnh rằng, nếu người Mỹ can thiệp vào cuộc chiến, Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam.
“Trong bất kỳ trường hợp nào, Trung Quốc sẽ không hàng động công khai”, - Chu Ân Lai nói.
Phía Liên Xô đã xuất phát từ quan điểm rằng, hiện có cơ hội sớm chấm dứt hành động quân sự. Theo Bộ trưởng Molotov, trước hết cần phải công nhận chủ quyền độc lập của ba nước Đông Dương để ngăn chặn sự mở rộng chiến tranh và buộc Pháp phải chấm dứt chiến sự, cũng như bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng hoàn toàn Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai tán thành lập trường của Liên Xô, và cả ba nước đã nói lên lập trường này tại Hội nghị Genève. Đến thời điểm đó, nước VNDCCH đã kiểm soát 3/4 lãnh thổ Việt Nam, lực lượng yêu nước kiểm soát một nửa lãnh thổ Lào và một phần ba lãnh thổ Campuchia. Ngay trước khi thảo luận vấn đề Đông Dương, đã có tin về sự thất bại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.
Các đại diện của Hoa Kỳ đã có các hành vi phá hoại ngầm tại Hội nghị. Họ đã tìm cách ngăn chặn việc ký kết thỏa thuận, rõ ràng chủ trương tiếp tục cuộc chiến. Người Mỹ công khai bỏ qua các đại diện của VNDCCH và Trung Quốc, phản đối việc thành lập một ủy ban kiểm soát bao gồm các quốc gia trung lập.
Tuy nhiên, đêm 20 rạng ngày 21 tháng 7 năm 1954, các thỏa thuận chấm dứt chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia đã được ký kết.
Mặc dù các thoả thuận đó không thể giải quyết tất cả các vấn đề của khu vực, Hội nghị Genève là một sự kiện quan trọng trong lịch sử hậu Thế chiến II. Kết quả của Hội nghị cho thấy rõ hiệu quả của sự tương tác ngoại giao giữa Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.