Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể hòa giải

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một lần nữa leo thang. Hai nước thay nhau tăng thuế quan nhập khẩu thương mại. Khi có hiệu lực, gần như tất cả kim ngạch thương mại song phương sẽ bị áp thuế. Tổng thống Mỹ Donald Trump, qua Twitter, đã ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.
Sputnik

Đồng thời giới kinh doanh, ngược lại, chỉ muốn yên ổn và sợ mất thị trường Trung Quốc.

Vòng xoáy căng thẳng thương mại bắt đầu xiết lại vào thứ Sáu sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Mỹ tổng trị giá 75 tỷ USD với mức từ 5 đến 10 %. Đối với một số sản phẩm, mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9. Và phần còn lại - từ 15 tháng 12. Như vậy về mặt thời hạn, các biện pháp của Trung Quốc hoàn toàn đối xứng với hành động của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng dự định sẽ áp thuế cho 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, mà trước đây không phải chịu thế nhập khẩu,  trong hai "đợt" - từ ngày 1 tháng 9 và ngày 15 tháng 12.

Động thái của Trung Quốc đã kích động sự giận dữ của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump trên Twitter thông báo mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc,  có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 và ngày 15 tháng 12, sẽ được tăng từ 10 đến 15%. Ngoài ra, mức thuế 25% hiện có đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được tăng lên 30% từ 1 tháng 10, là ngày kỷ niệm quan trọng — quốc khánh Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm thay thế cho hàng Trung Quốc và chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm cả Mỹ.

Chiến tranh thương mại không khiến giới đầu tư từ bỏ Việt Nam

Các biện pháp trả đũa lẫn nhau vào cuối tuần đã gây ra sự sụt giảm thị trường chứng khoán ở cả Mỹ và Châu Á. Dow Jones, S&P 500 giảm hơn 2%. Hang Seng Hồng Kông mất 2,3%. Ngoài ra, tuyên bố của Trump đã gây ra một cơn bão trên báo chí kinh doanh Mỹ. Các tờ báo đã bối rối, theo sau các doanh nhân, làm thế nào ở một quốc gia dân chủ, tổng thống có thể quyết định và ra lệnh cho các doanh nghiệp tư nhân được hoặc không được làm điều gì đó. Đúng như vậy, Cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề kinh tế, ông Larry Cudlow, đã ám chỉ một cách dứt khoát tổng thống Mỹ có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp rời khỏi bất kỳ quốc gia nào. Rốt cuộc, tại Mỹ tồn tại một đạo luật về «Tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc tế» (IEEPA). Nhưng hiện tại, như Kudlow nhấn mạnh, ông Trump không dùng đến luật này mà chỉ kêu gọi các công ty Mỹ đánh giá nghiêm túc tình hình ở Trung Quốc và tìm kiếm giải pháp thay thế ở nơi khác.

Tuy nhiên, việc từ chối thị trường Trung Quốc không trùng hợp với lợi ích kinh doanh của các công ty Mỹ. Và ông Trump chỉ đơn giản là theo đuổi các mục tiêu chính trị của mình, Xu Feibiao, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu về BRICS và G20, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc, nói với Sputnik:

«Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra và điều này được phản ánh trong nền kinh tế toàn cầu. Cả châu Âu và thế giới đều không mong muốn một tình huống như vậy. Ngay cả các quốc gia như Ấn Độ, dường như không liên quan đến thương mại Trung-Mỹ, cũng kêu gọi cả hai bên chấm dứt thương chiến, và phía Hoa Kỳ nên bình tâm lại. Nhưng vấn đề hiện tại lại ở nền chính trị trong nước Mỹ, đặc biệt là chính ông Trump. Cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần, chính quyền Trump vẫn chưa đạt được thành công đáng kể nào. Do đó điều quan trọng là họ phải nhận được những nhượng bộ nghiêm túc và vô điều kiện từ Trung Quốc. Hoa Kỳ không hành động vì sự thịnh vượng kinh tế của mình và phần còn lại thế giới, mà vì lý do chính trị trong nước. Do đó, tôi nghĩ rằng kết quả của cuộc đàm phán thương mại, một mặt phụ thuộc vào quan điểm tất cả các quốc gia trên thế giới, và mặt khác vào quan điểm nội bộ Hoa Kỳ, vì tiếng nói của phe đối lập ở Mỹ cũng tương đối có trọng lượng. Chẳng hạn, NYT đã công khai tuyên bố rằng Trump không có quyền ra lệnh cho các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc, v.v., trong khi trước đó, về nguyên tắc, họ đã không lên tiếng về việc này».

Các công ty Mỹ, trên thực tế, không tìm cách rời khỏi thị trường Trung Quốc. Trái lại họ đang gia tăng sự hiện diện. Tesla đang chuẩn bị khai trương sản xuất xe Model 3 đầu tiên tại nhà máy ở Thượng Hải vào cuối năm nay. Walmart cho biết tháng trước sẽ đầu tư 1,13 tỷ đô la trong 10 năm tới vào việc phát triển các trung tâm phân phối và hậu cần tại Trung Quốc. Và Costco trong tuần này, theo Thời báo Hoàn cầu, đã mở kho hàng đầu tiên của mình tại Trung Quốc. Cho đến nay, ảnh hưởng của thuế quan thương mại đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng của hai nước là không quá đáng kể. Nhưng khi tất cả các mức thuế có hiệu lực, nó sẽ làm tổn thương hoạt động và kế hoạch kinh doanh của các công ty, Xu Feibiao nói.

«Tôi nghĩ rằng thuế quan hiện tại đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD là một vấn đề tương đối nhỏ đối với Hoa Kỳ. Nhưng khi phần còn lại của hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD chịu thuế, phản ứng của người dân sẽ đáng kể. Và tác động sẽ mạnh mẽ hơn với Mỹ so với trước đây. Đối với Trung Quốc, tất nhiên, điều này cũng nhạy cảm, nhưng phản ứng của thị trường chứng khoán và dư luận cho thấy Hoa Kỳ vẫn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận thiệt hại do chiến tranh thương mại với Trung Quốc gây ra

Cho đến nay, dường như cuộc chiến thương mại chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, và không nhìn thấy ánh sáng phía trước. Tuy nhiên, như Donald Trump nói bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz (Pháp), Trung Quốc muốn chốt lại một thỏa thuận. Theo Tổng thống Mỹ, phía Trung Quốc được cho là đã liên lạc qua điện thoại với Hoa Kỳ và đề nghị các cuộc đàm phán thương mại được nối lại càng sớm càng tốt. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói  ông không biết gì về các cuộc điện đàm. Theo kế hoạch trước đó, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến Washington cho mục đích này vào tháng Chín.

Mong muốn thỏa hiệp cũng được Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc thể hiện. Phát biểu tại lễ khai mạc Smart China Export ở Trùng Khánh, ông Lưu Hạc, theo Bloomberg, nói Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề thông qua tham vấn và hợp tác một cách bình tĩnh. Rốt cuộc, cuộc chiến thương mại, như ông nói thêm, không mang lại điều gì tốt đẹp cho Trung Quốc, Hoa Kỳ hay phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, như các quan chức Trung Quốc lưu ý, điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã sẵn sàng cho một thỏa thuận với các điều kiện nhục nhã. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Gen Cảnh Sảng cho biết chính sách gây áp lực tối đa lên Trung Quốc là không thể chấp nhận được và trong trường hợp Mỹ gây hấn bằng thuế quan, Trung Quốc sẽ buộc phải trả đũa. Hy vọng rằng việc tái lập các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ xảy ra trước khi tất cả các mức thuế theo kế hoạch có hiệu lực.

Thảo luận