«Năm 2014, Nga đã bị loại khỏi G8 do thôn tính Crưm. Tôi những muốn nhìn thấy tất cả trở lại như xưa. Tôi những muốn thấy Nga rời Crưm và điều đó sẽ tạo ra những cơ hội tuyệt vời dành cho đổi mới sự hợp tác», - đặc phái viên Volker tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình «Pryamoy» của Ukraina.
Đoạn trích lời phát biểu của Volker đăng trên trang Twitter bản tiếng Nga của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự hội nghị G7 năm 2020, tổ chức tại Hoa Kỳ. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, như chính ông Trump nhiều lần bày tỏ, việc cùng với Nga thảo luận nhiều vấn đề quốc tế là đúng đắn và cần thiết.
Sau đó, tại cuộc họp báo về hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng lãnh đạo các nước thành viên G7 tại cuộc gặp cấp cao này đã không thể đạt được đồng thuận về chuyện mời Nga trở lại tham gia cuộc họp kế tiếp. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gắn vấn đề khôi phục định dạng G8 với tiến bộ trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraina.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo xác nhận rằng chính quyền Mỹ sẽ làm việc theo hướng đưa Nga trở lại G7, như Tổng thống Trump mong muốn.
Trong khi đó, Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga coi bất kỳ tiếp xúc nào với các nước G7 đều là hữu ích và không loại trừ khả năng khôi phục định dạng G8.
Cuộc trở về của Crưm vào thành phần Nga
Crưm trở thành khu vực của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3 năm 2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crưm và 95,6% cư dân Sevastopol ủng hộ việc gia nhập LB Nga. Chính quyền Crưm đã tổ chức trưng cầu dân ý sau cuộc đảo chính ở Ukraina. Ukraina vẫn coi Crưm là lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời “bị Nga chiếm đóng”. Lãnh đạo LB Nga nhiều lần tuyên bố rằng các cư dân Crưm, theo cách thức dân chủ, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đã tự nguyện bỏ phiếu để thống nhất với Nga. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, vấn đề Crưm đã “hoàn toàn khép lại”.