Ông Vũ Đức Đam tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế

Ngày 27/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra tại Hà Nội, theo Thanh tra.
Sputnik

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong suốt chiều dài 100 năm, các Chính phủ cùng với các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động của 42 quốc gia thành viên ban đầu và nay là 187 thành viên của ILO đã thông qua 190 công ước để thiết lập nên hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan tới mọi khía cạnh của lao động, việc làm, bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện lao động, quan hệ lao động, an sinh xã hội.

Ông Vũ Đức Đam: Các quy tắc mang tính chất lễ nghi phải đúng văn hóa, truyền thống

Tại Việt Nam, các đối tác ba bên cùng các cơ quan có liên quan đang tích cực tham gia đóng góp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chiến lược phát triển 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045.

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lời chúc mừng đặc biệt tới ILO và tất cả các tổ chức, cá nhân dành tâm huyết, trí lực của mình vào việc thực hiện mục tiêu và sứ mệnh của ILO. 

Theo Phó Thủ tướng, công bằng xã hội, việc làm thỏa đáng và bền vững, trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động là những giá trị cốt lõi mà ILO luôn không ngừng phấn đấu.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự gia tăng chuyển dịch lao động đang làm thay đổi mạnh mẽ thị trường lao động. Nếu không có tầm nhìn, không có các bước chuẩn bị chủ động, cần thiết thì thời cơ của cuộc cách mạng sẽ bị bỏ lỡ và trở thành thách thức lớn hơn, mà cụ thể, trực tiếp nhất là dư thừa lao động thiếu kỹ năng mới.

Hôm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ “chia lửa” với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Là một quốc gia đang phát triển, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong mấy chục năm qua thuộc nhóm nhanh hàng đầu thế giới nhưng do xuất phát điểm thấp sau chiến tranh nên thu nhập theo đầu người của Việt Nam còn ở mức trung bình thấp.

Mặc dù vậy, Việt Nam đã nỗ lực tập trung cho xóa đói giảm nghèo, thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, Mục tiêu phát triển bền vững và đã đạt được những kết quả rõ nét, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

“Một trong những ưu tiên của Việt Nam là cải thiện chính sách an sinh xã hội, vì cuộc sống an lành của mọi người dân, mọi người lao động nhằm tạo ra môi trường lao động hấp dẫn hơn trong quá trình hội nhập quốc tế”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

 

Thảo luận