Tại sao bạo loạn tại Hồng Kông vẫn tiếp diễn?

Bạo loạn ở Hồng Kông đã diễn ra được hơn một tháng và có những cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát thành phố. Người biểu tình phá hỏng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng thành phố để lấy các tấm lát và gạch làm vũ khí chống cảnh sát, họ cũng xây dựng các chướng ngại vật để chặn đường.
Sputnik

Trong khi đó, cảnh sát phản ứng với các cuộc biểu tình một cách kiềm chế, chỉ bắt giữ những côn đồ hung hăng nhất. Bản thân những người biểu tình cho rằng không có nhà lãnh đạo biểu tình. Tuy nhiên, bạo loạn xảy ra mỗi cuối tuần và hoạt động được điều phối rất tốt.

Sau nhiều tuần tương đối ôn hòa, các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát đã được nối lại ở khu vực Tsuen Wan. Hàng trăm ngàn người bắt đầu dựng chướng ngại vật bằng rào chắn và các tấm biển chỉ đường. Họ đập vỡ gạch từ các tòa nhà và mặt đường, dùng chúng để gia cố các chướng ngại vật, họ cũng sử dụng gạch đá để tấn công cảnh sát. Đội cảnh sát tương đối nhỏ, chỉ hơn 100 người, đã hành động một cách kiềm chế. Họ sử dụng vũ lực chống những người biểu tình hung hăng, những người ném đá và thậm chí ném cả bom xăng vào những người thực thi pháp luật. Cảnh sát đã phải dùng đến dùi cui và hơi cay. Lần đầu tiên, vòi rồng cũng được sử dụng.

Hậu quả là vài chục người bị thương, gồm kẻ xúi giục bạo loạn và cả cảnh sát. Tại một số thời điểm, đụng độ với người biểu tình trở nên khốc liệt đến mức cảnh sát buộc phải bắn súng súng lục cảnh cáo lên không trung. Vụ việc này đã gây ra làn sóng thảo luận trên mạng xã hội và báo chí phương Tây. Cảnh sát Hồng Kông cho biết, trong tình huống nguy cấp, khi có nguy cơ đe dọa đối với sinh mạng của những người thực thi pháp luật, hành động bắn vào không trung của họ là hợp lý.

Tại sao bạo loạn tại Hồng Kông vẫn tiếp diễn?
Người biểu tình khẳng định rằng, hiện tại, hoạt động của họ không hề có bất kỳ nhà tổ chức, hoặc một trung tâm quyền lực nào. Tất cả sự phối hợp diễn ra thông qua các mạng xã hội và tin nhắn. Những người biểu tình tích cực được cho là đang thảo luận về kịch bản hành động sắp tới và đang phát triển một giải pháp tập thể. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu từ việc công dân không hài lòng với dự luật dẫn độ về Trung Quốc đại lục. Và không thể nói rằng sự phẫn nộ của họ đã không được chính quyền lắng nghe. Đặc khu trưởng Hồng Công Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết luật dẫn độ “đã chết” và không còn được thảo luận nữa. Tuy nhiên, những người biểu tình bắt đầu đưa ra những yêu cầu mới. Đầu tiên là điều tra sự tàn bạo quá mức trong hành động của cảnh sát. Sau đó họ yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức. Và cuối cùng, họ bắt đầu nói về sự độc lập của Hồng Kông và việc áp dụng một hệ thống bầu cử trực tiếp.

Cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên sử dụng vòi rồng trong các cuộc biểu tình
Tân Hoa Xã lưu ý rằng tình hình đã vượt ra ngoài các cuộc biểu tình dân sự thông thường. Lời lẽ và mức độ gây hấn của họ cho phép kết luận rằng tất cả các dấu hiệu ở đây rõ ràng đang nói về một cuộc cách mạng màu. Phiên bản này được hỗ trợ bởi các tuyên bố thường xuyên của các chính trị gia Mỹ về tình hình ở Hồng Kông. Chẳng hạn, Chủ tịch Hạ viện của Quốc hội Hoa Kỳ Nancy Pelosi kêu gọi các thành viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đoàn kết với người dân Hồng Kông để hiện thực hóa hy vọng của họ về một tương lai tự do và dân chủ. Ngoài ra, sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết các nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình hình Hồng Kông và kêu gọi tránh bạo lực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ và yêu cầu không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Tất nhiên, có những lý do nội bộ nhất định cho các cuộc biểu tình. Các vấn đề xã hội của thành phố đã tích lũy từ lâu. Do đó, không thể nói rằng các cuộc biểu tình được lấy cảm hứng hoàn toàn từ nước ngoài. Tuy nhiên, chính sự can thiệp từ bên ngoài đã tạo ra những điều kiện cần thiết để sự bất ổn trong thành phố được duy trì trong một thời gian dài như vậy, chuyên gia Đại học Nhân dân Trung Quốc Zhou Rong nói với Sputnik.

Trung Quốc ngầm hỗ trợ các tài khoản Facebook và Twitter giả mạo chống biểu tình ở Hồng Kông?

«Tôi nghĩ rằng điều đó phản ánh vấn đề như thế này. Một số cư dân Hồng Kông, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh sau năm 1997, ít hiểu biết về tình hình ở quê hương, tình hình nội bộ. Sự thiếu hiểu biết của họ về nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" đã dẫn đến sự tranh cãi nghiêm trọng ở Hồng Kông. Tôi tin rằng trong các cuộc biểu tình hiện nay có hai vấn đề. Sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài, một mặt, và những mâu thuẫn đã hình thành trong nhiều năm và mặt khác là sự chia rẽ trong xã hội Hồng Kông. Chính phủ Hồng Kông và người dân đang có vấn đề. Ví dụ, khoảng cách giàu nghèo ở Hồng Kông hiện đang rất nghiêm trọng và nhiều người Hồng Kông sống rất khó khăn. Mao Trạch Đông từng nói rằng các vấn đề nội bộ là yếu tố quyết định và can thiệp từ bên ngoài là điều kiện quyết định. Tất nhiên, sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài và phe ly khai Hồng Kông là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các cuộc bạo loạn hiện nay. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là sự thay đổi trong tình cảm của công chúng. Chúng ta cần học hỏi từ quá khứ, trực tiếp trả lời các vấn đề và nguyện vọng của người dân, cải thiện điều kiện sống, thực hiện cải cách cơ cấu sâu sắc và không phản ứng bằng bạo lực với bạo lực. Nếu không, sẽ có thể đặt nền tảng cho một cuộc khủng hoảng xã hội thậm chí còn sâu rộng hơn. Do đó, tôi nghĩ, một mặt, cần phải loại bỏ sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài và ngăn chặn hoạt động của các nhà hoạt động trong phong trào độc lập Hồng Kông, mặt khác, phải xem xét chính phủ Hồng Kông đang làm điều gì tốt và cần phải cải thiện điều gì. Chúng ta phải hiểu những nhu cầu chính trị nào là thực sự hợp lý và có thể giúp giải quyết các vấn đề hiện có. Và những gì là bất hợp pháp, vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" và cần phải kiên quyết đàn áp. Bây giờ chính quyền Hồng Kông đã thực hiện một số biện pháp để giảm bớt tình hình. Nhưng có những lằn ranh đỏ mà chính quyền không thể vượt qua, và họ không thể nhượng bộ. Điều này đặc biệt áp dụng cho những khiếu nại được đưa ra trong quá trình hành động bạo loạn. Nếu chấp nhận tất cả các điều kiện của người biểu tình một cách vô điều kiện, chắc chắn sẽ chỉ gây ra bạo lực hơn nữa và phá hủy các nền tảng pháp lý."

Hồng Kông bắt giữ những người biểu tình ném cờ Trung Quốc xuống biển
Chuyên gia Zhou Rong lưu ý rằng dần dần các cuộc biểu tình sẽ lắng xuống. Điều quan trọng là chính quyền phải thể hiện sự kiên nhẫn. Năm học mới đang đến gần, vì vậy sự tham gia đông đảo của thanh niên trong các cuộc biểu tình có thể chấm dứt. Ngoài ra, người dân thành phố đã mệt mỏi với sự hỗn loạn, ông Zhou Rong nói.

“Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ dần dần được cải thiện. Năm 2014, Hồng Kông từng phải đối mặt với phong trào quy mô lớn «Occupy Central» (Chiếm Trung tâm). Vào thời điểm đó, chính quyền Trung ương và chính quyền Đặc khu hành chính đều duy trì sự kiềm chế. Sau đó, thành phố và cư dân bình thường đều mệt mỏi vì bạo loạn và bất ổn, nên dần dần tâm trạng phản đối lắng xuống. 79 ngày sau khi bắt đầu các cuộc biểu tình, mọi người đã hoan nghênh sự hòa giải. Tôi nghĩ bây giờ chính quyền Hồng Kông đang hành động theo logic tương tự. Họ đang chờ đợi đến khi biểu tình ngày càng tăng và mọi người cuối cùng sẽ mệt mỏi. Ngay cả thái độ của một số phương tiện truyền thông phương Tây đối với người biểu tình cũng đã thay đổi. Điều này có nghĩa là hành động của họ đã vượt ra khỏi lằn ranh đỏ nhất định của cái gọi là dân chủ và tự do phương Tây. Ngoài ra, các cuộc bạo loạn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hồng Kông, làm tổn hại danh tiếng của Hồng Kông và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, khiến cho tình hình càng có khả năng dịu đi”.

Tại sao bạo loạn tại Hồng Kông vẫn tiếp diễn?
Theo dự báo chính thức, sự tăng trưởng của kinh tế thành phố năm nay sẽ trì trệ hoặc, trong trường hợp tốt nhất, sẽ đạt 1%. Tuy nhiên, nếu tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn, không ai loại trừ khả năng suy thoái. Chính quyền Hồng Kông đang cố gắng lắng nghe những người biểu tình, và cố gắng tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Sau cuộc biểu tình hôm Chủ nhật, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã gặp các đại diện thanh niên để thảo luận về cách bình thường hóa tình hình trong thành phố. Cuộc họp được tổ chức đằng sau cánh cửa đóng kín, nhưng được biết rằng người đứng đầu Hồng Kông đã chấp nhận tất cả các yêu sách phản kháng và hứa sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Thảo luận