Gian lận thi cử, loạt quan chức cấp cao Bộ Giáo dục bị xem xét kỷ luật

Bộ GD&ĐT xem xét kỷ luật 13 cán bộ sau vụ gian lận thi cử 2018, trong đó có cả Cục trưởng Mai Văn Trinh, Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng, và vụ trưởng Vũ Đình Chuẩn.
Sputnik

Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT bị xem xét kỷ luật

Ngày 30/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc xem xét kỷ luật công chức

Theo đó, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh CĐ, trung cấp các nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, Hội đồng thi các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình đã để xảy ra tiêu cực và gian lận trong việc tổ chức chấm thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang liên quan ông Triệu Tài Vinh thế là xong?
Sau quá trì xử lý, giải quyết những sai phạm ở 3 địa phương trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy còn có những thiếu sót về công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; công tác tập huấn, quán triệt quy chế thi; công tác tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông báo xem xét kỷ luật đối với 13 người căn cứ quy định tại khoản 1, điều 3 và khoản 2, điều 6 nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17-5-2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 7, nghị định 34/2011/NĐ-CP.

Theo Bộ GD-ĐT, thời điểm vi phạm là tháng 6/2018, thời điểm phát hiện vi phạm là 29/7/2019.

Danh sách 13 công chức bị xem xét kỷ luật gồm:

  1. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
  2. Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
  3. Ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng
  4. Ông Hà Xuân Thành, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng.
  5. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
  6. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra.
  7. Ông Tống Duy Hiến, Phó Chánh thanh tra
  8. Ông Trịnh Minh Trường, Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành
  9. Ông Lê Văn Vương, Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính
  10. Bà Thẩm Thị Minh Hằng, Thanh tra viên
  11. Ông Nguyễn Ngọc Chính, Thanh tra viên
  12. Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng vụ Pháp chế
  13. Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ Giáo dục trung học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin nhận trách nhiệm

Trả lời trước toàn thể Quốc Hội ngày 31/5 vừa qua, đề cập đến vấn đề gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với tư cách Trưởng ngành đã lên tiếng nhận trách nhiệm đồng thời cam kết khắc phục các thiếu sót. Những “điểm hạn chế” mà Bộ trưởng nêu ra chính là lỗ hổng kỹ thuật trong khâu tổ chức kỳ thi, chấm thi bị kẻ xấu lợi dụng làm sai lệch kết qyar thi, công tác quán triệt quy chế chưa được phổ biến và áp dụng chặt chẽ tại nhiều đia phương, công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa sâu sát ở nhiều khâu.

Con lãnh đạo “tự dưng” được nâng điểm, còn 2,7 tỷ tiền đi đâu?
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ việc phân cấp chưa thực hiện đúng với trách nhiệm, trong đó có việc lựa chọn cán bộ tham gia các khâu chưa không đúng yêu cầu, những người này thậm chí còn chủ động, thông đồng, kết nối với nhau để tiến hành sửa bài thi, nâng điểm cho thí sinh.

Phát hiện vụ việc, Bộ đã lập tức cử đoàn thanh tra và có văn bản đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra làm rõ. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, kết quả điều tra ban đầu nhanh chóng được công bố, nhiều cán bộ đã bị khởi tố, nhiều thí sinh bị các trưởng trả về.

“Chúng tôi tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm trong toàn ngành. Bộ Công an đã khởi tố và đang xử lý đối tượng liên quan. Địa phương cũng sẽ xử lý. Quan điểm là xử lý nghiêm khắc, cho ra khỏi ngành những cá nhân vi phạm” – ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Gian lận thi cử tại Hà Giang năm 2018: Tòa trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, Bộ đề nghị cấp ủy chính quyền địa phương và cử tri, đại biểu tăng cường giám sát cho các kỳ thi tới được đảm bảo an toàn.

“Những vấn đề được nêu ra thì chúng tôi nhận thức được và đang thực hiện cương quyết. Có những đổi mới chưa thể có thể kết quả ngay được, sự lúng túng, thiếu sót là không tranh khỏi. Chúng tôi sẽ cương quyết khắc phục để làm tốt hơn” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết.

Người dân vốn đã trông chờ từ rất lâu việc Thủ trưởng ngành phải lên tiếng nhận trách nhiệm từ lâu lắm rồi chứ không phải chờ đến kỳ họp Quốc hội và để các ĐBQH và cử tri truy vấn rồi Bộ trưởng mới trả lời. Nhưng có không ít người sẽ đặt câu hỏi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm rồi sao nữa sau hàng loạt những vụ việc liên quan đến ngành khiến người dân hoang mang, mất niềm tin vào một nền giáo dục công bằng với chất lượng cao để đảm bảo tương lai cho thế hệ mai sau.

Gian lận thi cử chấn động năm 2018

Vụ sai phạm trong công tác tổ chức, chấm thi ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn… được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Trong quá trình điều tra, 19 cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam và khởi tố. Nhiều vị can trong số này đã bị khai trừ khỏi đảng. Không chỉ có các vị can, nhiều người khác cũng bị cảnh cáo, khiển trách và khai trừ khỏi đảng. Có tới 347 bài thi của 222 thí sinh bị can thiệp điểm.

Hiện một số lượng học sinh gian lận điểm đã bị cho thôi học tại các trường đại hoc, cao đẳng.

Các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Bộ Công an vẫn phối hợp chặt chẽ điều tra làm rõ vụ việc.

Thảo luận