Việt Nam không muốn Huawei

Một trong những tin tức gây tranh cãi trong tuần qua là thông tin Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G mà không cần thiết bị Huawei của Trung Quốc.
Sputnik

Nhà mạng viễn thông di động lớn nhất Việt Nam, tập đoàn Viettel cho biết sẽ lắp đặt thiết bị 5G từ Ericsson tại Hà Nội và Nokia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Được biết, chip của Qualcomm và của các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu khác sẽ được sử dụng trong cơ sở hạ tầng mạng.

Tập đoàn Viettel đứng ở vị trí thống trị trong thị trường Việt Nam. Nhà điều hành di động, thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, phục vụ 60 triệu thuê bao trong số 96 triệu người dân trong nước. Công ty lưu ý rằng không gặp bất kỳ áp lực chính trị nào từ phía Hoa Kỳ, và quyết định nói trên được đưa ra độc lập vì lý do an ninh quốc gia. Do các mạng thế hệ thứ năm sẽ vận hành cơ sở hạ tầng quan trọng, tập đoàn Viettel đã quyết định lắp đặt thiết bị châu Âu, mà ở Việt Nam, được cho là an toàn hơn.

Việt Nam đã nghiêng về Nokia và Ericsson sau một giai đoạn “nồng ấm” với Huawei
Đề cập đến vấn đề Việt Nam cần phải phụ thuộc ít hơn vào thiết bị viễn thông của Trung Quốc phát sinh vào năm 2016, khi  xảy ra các cuộc tấn công của tin tặc tại hai sân bay lớn nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó tất cả màn hình hiển thị các chuyến bay và hệ thống thông báo qua radio tại các sân bay ngừng hoạt động. Nhóm tin tặc 1937CN, có thành viên được cho là người nhập cư từ Trung Quốc, nhận trách nhiệm về các sự cố này. Mối liên quan của các thiết bị đối với các vụ  tấn công tin tặc vẫn chưa rõ ràng. Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy thiết bị của chính công ty Huawei có bất kỳ "cài đặt bí mật", hoặc các lỗ hổng mạng khác do nhà sản xuất cố ý để lại.

Tuy nhiên, với cái cớ này, Hoa Kỳ đã từ chối cho Huawei cơ hội tham gia vào việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ cho 5G. Ngoài ra, giới quan chức Mỹ đang thuyết phục tất cả các đồng minh của họ cũng từ chối hợp tác trong lĩnh vực này với Trung Quốc. Trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ đe dọa ngừng chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với các quốc gia khác.

Việt Nam không muốn Huawei
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ngoại giao và an ninh tại Viện Châu Á-Thái Bình Dương và Chiến lược Toàn cầu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Zhang Jie nói với Sputnik rằng: quyết định của Việt Nam từ chối Huawei có thể bị chi phối bởi lý do chính trị thay vì công nghệ.

«Tôi nghĩ rằng các quốc gia từ bỏ Huawei không phải vì vấn đề kỹ thuật, mà vì tình hình chính trị. Thậm chí có thể nói rằng, ở một mức độ nào đó, nó là phong vũ biểu về quan hệ giữa các quốc gia này với Trung Quốc. Các vấn đề cho tới giờ vẫn không dịch chuyển khỏi điểm chết. Kết quả sẽ ra sao? Chúng ta hãy chờ xem điều gì xảy ra tiếp theo. Tôi đã đến thăm một số văn phòng của Huawei ở Đông Nam Á. Và tôi có thể nói rằng đây thực sự là một công ty rất tiên tiến về mặt kỹ thuật, và nó đảm nhận trách nhiệm xã hội trong khu vực. Đặc biệt, nó đang cố gắng nghiêm túc tăng mức độ phát triển kỹ thuật của khu vực. Và nếu rời xa công nghệ, từ quan điểm tài chính và các lĩnh vực khác, Huawei ở Đông Nam Á có khả năng cạnh tranh lớn. Nếu một số quốc gia Đông Nam Á từ bỏ Huawei, họ sẽ có thể độc lập phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, nhưng vấn đề nằm ở  chỗ: tỷ lệ giá cả và chất lượng».

Huawei có đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam?
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, không phải mọi thứ trong vấn đề này có thể được giải quyết bằng tỷ lệ giá cả và chất lượng. Đất nước có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc. Do đó, tâm trạng cuồng loạn của phương Tây về Huawei rất phù hợp với định kiến ​​nội bộ về mối đe dọa mang danh Trung Quốc, chuyên gia nói.

«Tôi nghĩ ở đây có hai "tổ hợp" lý do. Đầu tiên là mối quan ngại cho an ninh quốc gia. Dưới ảnh hưởng của lý thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc, tại một số quốc gia, họ nghĩ rằng nếu Trung Quốc giành quyền kiểm soát các lĩnh vực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế và công nghệ của các quốc gia đó, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của họ. Đặc biệt là trong trường hợp của Việt Nam, nơi chưa giải quyết xong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Thứ hai, đây là mối quan hệ với Hoa Kỳ. Bởi vì quyết định sử dụng công nghệ nào cuối cùng là kết quả  trò chơi của các  cường quốc. Đây là  vấn đề quan điểm nguyên tắc. Do đó, đây không chỉ là vấn đề kinh tế hay kỹ thuật, đây là vấn đề chính trị. Đối với các nước nhỏ, đây thậm chí không phải là vấn đề  tham vọng chính trị, mà là mối quan ngại chính trị».

Trong vấn đề Huawei, cả Ấn Độ cũng đang cân nhắc do dự, họ đang nhìn vào mối quan hệ hữu nghị của Trung Quốc và Pakistan, quốc gia mà Ấn Độ có xung đột lãnh thổ. Đúng, và theo từng thời điểm, những sự cố khó chịu vẫn xảy ra với Trung Quốc, xin nhắc lại ít nhất là "tình huống"  trên cao nguyên Doklam. Ấn Độ vẫn chưa quyết định có cho phép Huawei tham gia vào các dự án thí điểm để ra mắt mạng 5G tại quốc gia này hay không. Như Indianexpress viết, có tham chiếu một quan chức cấp cao, sau khi Trung Quốc công khai bày tỏ lập trường cứng rắn và đe dọa Ấn Độ bằng các biện pháp trừng phạt trả đũa nếu không cho Huawei vào mạng 5G, chính quyền Ấn Độ sẽ gặp khó khăn hơn khi vận động cho việc Trung Quốc tham gia dự án.Ấn phẩm lưu ý rằng người dân đã lo ngại trước sự tăng trưởng quá mức của Trung Quốc, vì vậy bây giờ sự đồng ý với Huawei có thể trông giống như một biểu hiện của sự yếu kém.

Việt Nam không muốn Huawei

Hiện tại không có tiêu chuẩn mạng 5G nào trên thế giới. Hơn 10 tổ chức quốc tế tham gia vào tiêu chuẩn hóa, bao gồm 3GPP, IETF, NGMN. Yêu cầu chung đối với 5G được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đưa ra dưới tên làm việc IMT-2020 vào năm 2015, nhưng tiêu chuẩn này phải được phê duyệt trước năm 2020.

Huawei tuyên bố tình trạng "nằm giữa sự sống và cái chết"
Chính bởi vì các tiêu chuẩn chưa được phát triển, Trung Quốc có cơ hội thực sự để trở thành "người tạo ra xu hướng" chính lần này. Huawei đã có nhiều bằng sáng chế nhất trong khu vực 5G. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất di động Mỹ (CTIA), Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ trong việc trang bị 5G. Chẳng hạn, chính Trung Quốc, không giống như Hoa Kỳ, đã phân bổ các phổ tần số khác nhau để phát triển các mạng thế hệ thứ năm. Hơn nữa, các phạm vi này được hài hòa tối đa với các dải tần được phân bổ dưới 5G bởi các quốc gia khác ở Châu Âu, Châu Á, Úc.

Vì lý do chính đáng, nhiều đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á không vội từ bỏ Huawei. Công ty đã ký kết hơn 50 hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G với nước ngoài, lắp đặt khoảng 150 nghìn trạm gốc trên toàn thế giới và đến cuối năm nay, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 500 nghìn. Do đó, việc từ chối hỗ trợ của Trung Quốc trong việc phát triển 5G có thể làm chậm sự phát triển của các mạng thế hệ thứ năm trong nhiều năm. Hoa Kỳ, ví dụ, vẫn chưa quyết định phân bổ tần số nào cho việc phát triển mạng lưới của mình. Và Trung Quốc, trong khi đó, hứa hẹn rằng vào ngày 1 tháng 10, ngày thành lập CHND Trung Hoa, mạng 5G thương mại sẽ hoạt động tại 40 thành phố ở Trung Quốc.

Thảo luận