Mới đây, tại Đại học Kansas, một nhà nghiên cứu xuất thân từ Trung Quốc đã bị buộc tội gian lận ở cấp quốc gia vì bị cáo buộc che giấu liên lạc của mình với Đại học Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Nhà tội phạm học Nga, Phó Viện trưởng Viện Á - Phi thuộc Đại học Tổng hợp Moskva Andrei Karneev đã có lời bình luận với Sputnik về vấn đề này.
Làn sóng e ngại gián điệp và không tin tưởng vào bất kỳ liên hệ khoa học nào với Trung Quốc là một phần trong những nỗ lực ngày càng mở rộng của chính quyền Trump nhằm đối đầu với Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi Trung Quốc đang ngày càng vượt mặt Hoa Kỳ. Cả cá nhân công dân Trung Quốc và cả tập đoàn lớn trở thành đối tượng gây sự chú ý ngày càng tăng của chính quyền Mỹ hiện nay. Ngay sau bản cáo trạng đối với cộng tác viên nghiên cứu khoa học của Đại học Kansa Tao Feng là sự tiếp nối “phát triển tình huống mới” trong vụ án Huawei. Như Wall Street Journal đã đưa tin hôm thứ Năm, chuyên viên đang tiến hành điều tra các trường hợp trộm cắp công nghệ mới của Hoa Kỳ, được cho là liên quan đến tập đoàn Trung Quốc. Điều đáng chú ý là các ví dụ mới liên tục về “các kế hoạch với động cơ ác độc” của Bắc Kinh đang nổi lên trong lĩnh vực thông tin liên quan đến việc đánh cắp công nghệ Mỹ. Trong xã hội, các nhà chức trách đang ngấm ngầm cố gắng xác nhận ý tưởng rằng tình trạng thống lĩnh của Trung Quốc trong công nghệ cao chỉ dựa trên việc mua lại chúng bất hợp pháp. Theo ước tính của FBI, hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc gây thiệt hại cho Hoa Kỳ 600 tỷ đô la hàng năm. Theo Giám đốc FBI Christopher Ray, Trung Quốc là “mối đe dọa quan trọng nhất” đối với Hoa Kỳ và hoạt động gián điệp của họ đang kích hoạt tích cực ở tất cả 50 tiểu bang.
Trong khi đó, sự “vay mượn” từ lâu không còn là động lực chính cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Trong một số trường hợp, Trung Quốc đã thể hiện vị trí dẫn đầu trong việc tạo ra công nghệ hoặc sử dụng các giải pháp kỹ thuật chưa từng được sử dụng ở các quốc gia khác trên thế giới. Tiêu biểu là hệ thống thực thi pháp luật của Hoa Kỳ không bắt đầu tấn công vào các sự kiện gián điệp thương mại đã được xác lập, mà nắm bắt bất kỳ manh mối quan liêu nào có thể “phủ bóng đen” lên các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc. Có thể Feng Tao đã không trung thực báo cáo rằng ông có mâu thuẫn lợi ích, và, trong khi làm việc với khoản tài trợ của Hoa Kỳ, ông ta đã có hợp đồng với Đại học Phúc Châu. Tuy nhiên, đánh giá theo các tài liệu được công bố của Bộ Tư pháp, điều tra không có bằng chứng nào cho thấy Feng Tao, trong khi tiến hành nghiên cứu ở Kansas, đã chuyển một số thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc. Trường hợp của ông nảy sinh liên quan đến việc FBI kêu gọi các trường đại học nghiên cứu kỹ các hoạt động của tất cả các học giả và nhà nghiên cứu người Trung Quốc được mời tham giao nghiên cứu khoa học.
Tăng cường kiểm tra và dựng lên ngày càng nhiều rào cản đối với trao đổi khoa học với Trung Quốc, kết quả là Hoa Kỳ có thể mất nhiều hơn lợi. Áp lực đối với Bắc Kinh khó có thể làm chậm tiến độ của Trung Quốc vì với tư cách” phòng thí nghiệm toàn cầu mới”, còn Hoa Kỳ, cắt giảm trao đổi với một trong những nước dẫn đầu công nghệ của thế giới, sẽ chỉ làm tăng khoảng cách tụt hậu của nó mà thôi.