Bước đột phá mới trong “tuyến đường sắt ngoại giao” của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc trong những năm tới sẽ được trọng dụng ở Đông Nam Á.
Sputnik

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn liên quan đến kế hoạch chung của Thái Lan cùng với Trung Quốc, sẽ khởi công xây dựng đoạn đầu tiên của tuyến đường sắt kết nối Côn Minh với Bangkok vào năm 2023. Các chuyên gia không loại trừ rằng Trung Quốc có thể hoàn thành việc xây dựng tuyến đường sắt vươn dài đến Singapore.

Tại Thái Lan, vào ngày 3 tháng 9, đã có thông báo rằng sẽ khai thông tuyến giao thông đường sắt cao tốc từ Bangkok đi về phía đông bắc đến tỉnh Nakhon Ratchasima vào năm 2023. Dự án đã bị hoãn ba năm trước do những bất đồng với Trung Quốc về cơ chế tài chính. Bây giờ nó là một trong những dự án chung quy mô lớn đầu tiên với Trung Quốc, việc thực hiện đã được công bố tại Bangkok sau cuộc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ mới.

Cao tốc Bắc- Nam: Doanh nghiệp Việt khó thắng nhà thầu Trung Quốc?

Nhánh thứ hai của con đường này sẽ kết nối tỉnh Nakhon Ratchasima với tỉnh Nong Khai nằm ở biên giới với Lào. Một cây cầu bắc qua sông Mê Kông sẽ cho phép nó nối với tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào. Đoạn thứ ba của tuyến đường sắt sẽ kết nối Bangkok với các tỉnh phía nam Thái Lan giáp Malaysia.

Thái Lan đã trở thành quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy “chính sách ngoại giao đường sắt” của họ trong những tháng gần đây. Vào cuối tháng 7, Trung Quốc và Malaysia đã loại bỏ rào cản tài chính và các trở ngại khác đã đóng băng việc bắt đầu dự án đường sắt chung trong hơn một năm. Kết quả, China Communications Construction Co. và Malaysia Rail Link Sdn. bắt đầu đặt đường hầm, xây dựng cầu cạn dọc theo tuyến đường từ cảng Kota Baru trên bờ biển phía đông bắc gần biên giới với Thái Lan, trải dài trên khắp đất nước, đến cảng Klang phía tây nam.

Thái Lan sẽ trả tiền xây dựng đường. Ở giai đoạn đầu tiên, chi phí sẽ là 5,85 tỷ đô la. Trung Quốc chịu trách nhiệm trang bị thiết bị  cho hệ thống, thiết kế và mua sắm tàu ​​hỏa. Dự án này là một phần của mạng lưới đường sắt do Trung Quốc lên kế hoạch  tại Đông Nam Á, cuối cùng có thể liên kết Côn Minh với Singapore. Elena Fomicheva, chuyên gia tại Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, đã nói trong  cuộc phỏng vấn với Sputnik về triển vọng của dự án này:

Quá nhiều nhà thầu Trung Quốc muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam

“Dự án này nên được xem xét từ quan điểm chính sách lớn của Trung Quốc thiết lập mạch huyết giao thông trên thế giới. Trong trường hợp này, đó là tiếp cận các vùng biển phía nam. Tôi tin rằng tất cả điều này sẽ được thực hiện, thậm chí có thể sẽ không có sự chậm trễ đặc biệt nào với việc thực hiện dự án bây giờ. Điều rất quan trọng đối với Trung Quốc là có đường cao tốc này đến Singapore. Hơn nữa, đây là eo biển Malacca, chủ yếu do Hoa Kỳ kiểm soát và việc tiếp cận eo biển Malacca rất quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh chắc chắn sẽ xây dựng con đường này và Thái Lan sẽ nhận được lợi nhuận. Hệ thống đường sắt và đường bộ ở Thái Lan chưa phát triển, và họ từ lâu đã cố gắng thực hiện điều này, vì vậy họ rất cần tuyến đường sắt cao tốc nói trên”.

Dự án đường sắt với Trung Quốc có lợi cho  giới kinh doanh tư nhân ở Thái Lan, cho nền kinh tế của đất nước. Đây cũng là chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện sáng kiến ​​ toàn cầu “Một vành đai, một con đường”.

Thảo luận