Trung Quốc hy vọng gì từ WTO?

Trung Quốc đã đệ đơn kiện chống lại Hoa Kỳ lên WTO. Bắc Kinh lập luận việc chính quyền Trump áp đặt các mức thuế mới đối với các sản phẩm của Trung Quốc là vi phạm các tiêu chuẩn của Tổ chức.
Sputnik

Một tuyên bố được công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách mở cửa và bảo vệ lợi ích của mình tại các diễn đàn quốc tế đa phương quan trọng. 

Trung Quốc khởi xướng tố tụng chống Mỹ trong WTO do thuế quan mới

Đây là vụ kiện thứ ba Trung Quốc đưa ra WTO chống lại Hoa Kỳ về mức thuế quan. Quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề này rõ ràng. Các quốc gia thành viên WTO phải giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ các thủ tục liên quan do Tổ chức quy định, bất kỳ quốc gia nào thiệt hại do sự xâm phạm lợi ích của mình từ  quốc gia khác - đối tác thương mại - có thể gửi đơn khiếu nại tới WTO. Và việc đơn phương đưa ra các mức thuế và rào cản là vi phạm trực tiếp các quy tắc cơ bản của WTO. 

Trung Quốc hy vọng gì từ WTO?

Ngược lại, Hoa Kỳ khẳng định không vi phạm bất kỳ quy định nào của WTO. Washington tuyên bố các mức thuế quan áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc là các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức cộng đồng. Các quy định của WTO cho phép các rào cản đơn phương được đưa ra trong các trường hợp đặc biệt: chống lại việc kinh doanh cờ bạc, phát sóng truyền hình, v.v. Tuy nhiên với việc toàn bộ kim ngạch thương mại giữa hai nước bị áp thuế và được chứng minh bằng sự cần thiết phải bảo vệ đạo đức công cộng — chưa từng có tiền lệ nào như vậy. 

Tác động cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc

Hoa Kỳ giải thích cho quan điểm của mình như sau: Bắc Kinh bị cáo buộc đã tham gia vào việc chuyển giao trái phép công nghệ Mỹ trong nhiều năm. Đồng thời nhà nước tích cực trợ cấp cho doanh nghiệp, do chính sách như vậy, Washington khẳng định, Bắc Kinh đã tạo ra một cách giả tạo các lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Trung Quốc. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ Mỹ khiến Hoa Kỳ rơi vào tình trạng tụt hậu và đe dọa an ninh quốc gia. Do đó việc đưa ra các khoản thuế quan là hợp lý và có thể được coi là "biện pháp bảo vệ đạo đức cộng đồng". Hoa Kỳ chỉ ra: tranh chấp thương mại đã bắt đầu sau một cuộc điều tra do phía Hoa Kỳ khởi xướng theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ. Do đó các vấn đề về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vượt quá thẩm quyền của WTO, có nghĩa là các hành động của Mỹ không vi phạm bất kỳ quy tắc nào của Tổ chức. 

Mỹ có những động thái mới về việc hạn chế trao đổi khoa học với Trung Quốc

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên WTO để chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và hành động đơn phương của Mỹ. Trong tình huống này, cơ hội chiến thắng của Trung Quốc rất lớn. Bởi vì nếu WTO thể hiện lập trường thân Mỹ, thì điều này sẽ tạo tiền lệ cho việc áp dụng chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong WTO như một cách bảo vệ đạo đức công cộng. Do đó Tổ chức sẽ không hoàn thành chức năng ban đầu là tự do hóa thương mại thế giới và bảo vệ khỏi các rào cản. Nhưng ngay cả khi Trung Quốc thắng kiện, Hoa Kỳ có thể đơn giản chỉ bỏ qua quyết định của Tổ chức. WTO không có cơ chế cưỡng bức thực thi quyết định pháp lý, Li Siji - giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu WTO Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và Thương mại Quốc tế, nói với Sputnik. 

Chuyên gia đánh giá hậu quả của việc Mỹ có thể rời khỏi WTO

"Đối với hành động đơn phương của Mỹ, Trung Quốc có những lý do khá chính đáng từ quan điểm của pháp luật, và có cơ hội chiến thắng khá cao. Nhưng câu hỏi chính ở chỗ khác. Ngay cả khi Trung Quốc thắng kiện, liệu Mỹ có tuân thủ hay không? Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không quy định các biện pháp thực thi. Vì vậy Mỹ có thể đơn giản bỏ qua quyết định này. Và tôi nghĩ việc Hoa Kỳ có thực hiện quyết định của WTO hay không, phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mặc dù các quy định của WTO ở một mức độ ràng buộc nào đó, nhưng đồng thời, lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề này phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại và vào tỷ lệ giữa lợi ích và tổn thất của chính họ. Nếu Trung Quốc có thể thuyết phục Hoa Kỳ là điều đó sẽ có lợi cho Mỹ, thì họ cũng sẽ hủy bỏ thuế quan. Đây là một câu hỏi quan trọng". 

Trung Quốc hy vọng gì từ WTO?

Theo ghi nhận của CGTN, Trung Quốc không có hy vọng cao vào việc kiện cáo trong WTO, và ngay cả khi kết quả phán xử sẽ giúp dập tắt cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Hoa Kỳ có thể dễ dàng phá hoại quyết định của WTO. Ví dụ như chỉ cần nộp đơn kháng cáo. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có ba trong số bảy trọng tài viên trong cơ quan kháng cáo của WTO. Các trọng tài mới không thể được chọn, vì Hoa Kỳ đang chặn đề cử do các nước khác đề xuất. Ba trọng tài là số lượng chuyên gia tối thiểu cần thiết để xem xét kháng cáo lên WTO. Nếu ít nhất một trong số họ từ chức, công việc của cơ quan kháng cáo sẽ bị tê liệt. Đồng thời, một trong những trọng tài sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay. Do đó, Hoa Kỳ có thể kéo dài việc xem xét vụ kiện từ Trung Quốc không thời hạn. 

Quá trình xét xử vụ kiện của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ có thể minh họa rõ ràng về sự bất lực hiện tại của WTO trong việc giải quyết các vấn đề hiện tại giữa các quốc gia. Các nhà lãnh đạo G20 đã tuyên bố sự cần thiết phải cải tổ Tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh Osaka. Tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh nói rằng các nước khẳng định lại sự ủng hộ của họ đối với các cải cách cần thiết trong WTO để cải thiện chức năng của mình. Đồng thời Trung Quốc hồi tháng Năm đã đệ trình các đề xuất cải tổ Tổ chức này, giáo xư Li Siji nói. 

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ tạo môi trường kinh doanh công bằng

«Tôi nghĩ câu hỏi đặt ra là liệu có bất kỳ thay đổi nào sẽ được thực hiện đối với khung pháp lý của WTO hay không, liệu các quy tắc của WTO sẽ có các nguyên tắc ràng buộc có thể buộc phải sửa chữa các hành động của Mỹ hay không. Nếu điều này không xảy ra, thì về bản chất, các quy tắc WTO sẽ không ràng buộc và Mỹ sẽ có thể hành động như họ muốn. Ngoài ra, ngay cả khi chúng ta loại bỏ khía cạnh lập pháp, về mặt chính trị và kinh tế, các quốc gia khác cũng có thể làm theo. Vì trong trường hợp không có các biện pháp chế tài về lập pháp, việc sử dụng các phương pháp như vậy của Hoa Kỳ là khá dễ dàng. Vì vậy, có thể trong tình hình hiện nay của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân túy nói chung, thực tế này sẽ không được lan truyền khắp nơi. Mặc dù Trung Quốc và EU hiện đang đàm phán, và không có những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ ở EU như ở Hoa Kỳ, các quyết định tương tự của EU vẫn có thể xảy ra ở một số khu vực công nghiệp. Vì vậy vấn đề cải cách WTO là rất gay gắt. Trung Quốc hồi tháng Năm đã đệ trình các đề xuất cải cách WTO. Đặc biệt, trong đó  nói rằng chúng ta phải chống lại chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, xây dựng các quy tắc mới và các cơ chế phù hợp để ngăn chặn một số quốc gia theo đuổi chính sách bảo hộ và áp dụng các biện pháp một cách đơn phương».

Trên thực tế, vụ kiện hiện tại của Trung Quốc lên WTO là một cách khác để tuyên bố trên trường quốc tế về sự bất đồng với chính sách thương mại của Mỹ. Hiện giờ theo quy định của WTO, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết tranh chấp. Nếu có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, thì kinh nghiệm cho thấy quá trình này cũng có thể mất vài năm. Chẳng hạn, năm 2012, Trung Quốc đã đệ đơn kiện WTO sau khi Hoa Kỳ đưa ra các mức thuế “bồi thường”  đối với một số hàng hóa Trung Quốc. Tòa phúc thẩm đã đưa ra quyết định cuối cùng chỉ bảy năm sau đó - công nhận Trung Quốc có quyền áp đặt mức thuế quan trả đũa.

Thảo luận