Việt Nam là tấm gương ví dụ cho ASEAN, không chỉ trong chính trị, mà cả về kinh tế

Diễn đàn kinh tế Đông vừa kết thúc tại Vladivostok với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia và giới doanh nhân tinh hoa thế giới.
Sputnik

Tham dự EEF lần này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tuyên bố rằng: Việt Nam, với tư cách là thành viên của ASEAN và là quốc gia đầu tiên ký hiệp định khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), sẵn sàng làm trung gian trong việc ký kết các thỏa thuận mới về Khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa hai khu vực.

“Chúng ta cần sử dụng hiệu quả mối quan hệ huynh đệ giữa Nga và Việt Nam để phát triển hợp tác giữa ASEAN và EAEU. Thực hiện hiệu quả thỏa thuận FTA với Việt Nam sẽ cho phép thuyết phục các nước ASEAN khác thiết lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với EAEU”, - Phó Thủ tướng nói.

Thỏa thuận kiểu mới

Vladimir Mazyrin, chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: “Thỏa thuận giữa EAEU và Việt Nam về việc thành lập khu vực thương mại tự do là rất đặc biệt. - Một mặt, nó thể hiện tất cả các tiêu chuẩn thỏa thuận thế hệ mới của WTO +, có nghĩa là nó liên quan đến không chỉ hàng hóa, mà còn cả dịch vụ, đầu tư, sinh thái, v.v., và nó thể hiện mức độ tự do hóa thương mại cao hơn, nhưng cũng có nhiều cơ sở bảo mật bảo vệ thị trường của các quốc gia tham gia. Cách tiếp cận như vậy nên được hoan nghênh bởi bất kỳ bên nào muốn ký FTA với EAEU. Các thỏa thuận như Đối tác xuyên Thái Bình Dương hoặc FTA với EU không có các nền tảng bảo mật như vậy. Ở đây có nguyên tắc như thế này: hãy mở rộng thị trường của mình và dẫn đến cạnh tranh thị trường thuận lợi tới đó. Nếu một số lĩnh vực kinh tế của các bạn không thể trụ vững, ví dụ như nông nghiệp, thì đó không  phải là định mệnh, bạn sẽ mua nông sản từ phương Tây. Đối với vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cho việc phát triển tài nguyên sinh học mà không được phép và nhiều thứ khác nữa, đã có biện pháp trừng phạt. Yêu cầu chính trị cũng được xây dựng trong các thỏa thuận này, ví dụ, việc thành lập các công đoàn độc lập, tòa án trọng tài không tuân theo luật pháp địa phương, v.v. Thỏa thuận với EAEU không có tất cả điều này. Chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, chúng tôi không đưa ra các yêu cầu về điều chỉnh luật lao động, luật môi trường và các luật khác của nước này. Tôi không nghi ngờ rằng các nước ASEAN phát triển hơn trong 2-3 năm tới sẽ cần phải ký các thỏa thuận với EAEU, điều này sẽ mở ra một thị trường Á-Âu rộng lớn cho họ. Thỏa thuận với Singapore đã sẵn sàng ở mức độ cao và sẽ được ký kết trong tương lai gần. Tiếp theo là các cuộc đàm phán với Malaysia và Thái Lan. Ngoài các nước Đông Nam Á, công việc chuyên sâu đang được tiến hành để chuẩn bị các thỏa thuận FTA với Israel, Ai Cập và Ấn Độ".

Kim ngạch hàng hóa tăng gấp đôi

Thành lập FTA EAEU - Việt Nam có ảnh hưởng quyết định đến thương mại giữa hiệp hội này và Việt Nam. Trong vòng chưa đầy 3 năm, doanh thu thương mại đã tăng gấp đôi, năm 2018 lên tới 6,1 tỷ đô la, tăng 1/3 mỗi năm và có mọi cơ sở để tin rằng đến năm 2020 sẽ đạt gần 10 tỷ đô la theo kế hoạch. Đồng thời nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu sang Việt Nam.

Giáo sư Mazyrin lưu ý: “Nga rất quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở lớn trên lãnh thổ Việt Nam nhằm kích thích việc cung cấp thiết bị. Xuất khẩu nông sản, đặc biệt là ngũ cốc Nga, đã tăng trưởng đáng kể, một hướng xuất khẩu mới đã xuất hiện - sản phẩm lương thực, thực phẩm: sản phẩm thịt, sô cô la, đồ uống có cồn. Sắp tới biểu thuế đối với những hàng hóa này sẽ được đặt lại về 0 và điều này sẽ kích thích nguồn cung cấp. Những sản phẩm này rất tốt, và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể đánh giá cao chất lượng của chúng trong  siêu thị, số lượng đang phát triển nhanh chóng trong trị trường nội địa. Thời gian không còn nhiều, thuế quan đang giảm và có xu hướng bằng 0, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trở nên tích cực sôi động hơn, và tất cả những điều này góp phần vào sự tăng trưởng của lưu thông hàng hóa”.

Nói về kế hoạch phát triển thương mại giữa Việt Nam và Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tăng xuất khẩu cả hàng hóa truyền thống, như nông nghiệp và hải sản, cao su, dệt may, gỗ và các sản phẩm gỗ, cũng như  danh mục mới: máy tính, đồ điện tử và điện thoại các loại. Ngược lại, Việt Nam đang có nhu cầu về nguyên liệu thô của Nga như sắt, thép, than, phân bón. Theo  lời ông Thứ trưởng, Việt Nam cũng có ý định "thu hút đầu tư của Nga vào các lĩnh vực mà Nga có lợi thế, như năng lượng, công nghiệp khai thác,  chế tạo máy và  công nghiệp chế biến".

Thảo luận