Lần đầu tiên Đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu

Ngày 11/9/2019, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu theo công bố của Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE).
Sputnik

Trong bảng xếp hạng của THE có mặt gần 1400 trường đại học từ 92 quốc gia trên thế giới. Số lượng các trường đại học các nước Châu Á được xếp hạng hoặc thăng hạng có xu hướng tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Hệ thống xếp hạng THE là một trong những bảng đánh giá uy tín nhất trên thế giới, và lần đầu tiên Việt Nam có 3 cơ sở đại học có tên trong bảng xếp hạng, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 801-1.000 đại học tốt nhất) và Đại học Quốc gia TP.HCM (nhóm 1.000+).

THE xếp hạng các trường đại học theo 5 nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (chiếm 30% tổng điểm), Nghiên cứu (30%), Trích dẫn khoa học (30%), Triển vọng quốc tế (7,5%), Thu nhập nhờ chuyển giao tri thức (2,5%).

Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu trong 3 cơ sở đào tạo theo các chỉ số về môi trường học tập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM đứng đầu về chỉ số thu nhập từ doanh nghiệp còn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có chỉ số về trích dẫn khoa học cao nhất.

Ông Sơn Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích:

“Hầu hết các bảng xếp hạng đều coi trọng các chỉ số đánh giá thành tích nghiên cứu mà ít đánh giá sát thực chất lượng đào tạo và tác động xã hội. Trong bảng xếp hạng của THE thì các chỉ số năng suất, uy tín và ảnh hưởng nghiên cứu đã chiếm tới 60%, ngay cả tiêu chí chất lượng giảng dạy cũng lại căn cứ vào quy mô đào tạo tiến sĩ (8,25%) và ý kiến bình chọn của các học giả có thành tích cao về nghiên cứu (15%) tức một phần nào đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực nghiên cứu”. 

Nhiều "bệnh" cần loại bỏ

Đồng thời, ông Sơn cho biết, nếu tính thêm cả chỉ số về chuyển giao tri thức và hợp tác công bố quốc tế nữa thì có thể nói các tiêu chí liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới nghiên cứu đã chiếm trọng số tới hơn 90%. Những chỉ số phản ánh sát thực nhất chất lượng đào tạo như mức độ nỗ lực của người học, mức độ hài lòng của người học, tỉ lệ việc làm của người tốt nghiệp, mức độ gia tăng thu nhập khi tốt nghiệp thì chưa thấy bảng xếp hạng uy tín nào đề cập tới. Đó cũng là một vấn đề cần suy ngẫm khi xây dựng chiến lược phát triển, cần phải quan tâm tới cả 3 nhiệm vụ cốt lõi trong sứ mạng của một trường đại học là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.

Triển vọng nâng cao thứ hạng đại học Việt Nam trên bảng quốc tế

Hồi tháng 6, THE đã tổ chức ở thành phố Hà Nội hội thảo chuyên đề tìm kiếm kinh nghiệm, cơ hội phát triển thương hiệu, thứ hạng và đẩy mạnh quốc tế hóa cho cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Giám đốc khu vực và Tổng Giám Đốc (Châu Á) của THE Justin Tay cho biết, trước khi đến Việt Nam đã có những tìm hiểu, nghiên cứu và dự đoán về triển vọng của Việt Nam trên bảng xếp hạng của THE. Tổ chức nhận thấy đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng các bài báo quốc tế sau khi được cung cấp dữ liệu của một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Đồng thời, ông Tay đã đưa ra những phân tích về bảng xếp hạng các trường đại học tại châu Á với mục đích giới thiệu về thành công và thang chuẩn của các trường trong việc xây dựng thương hiệu và quốc tế hóa.

Hội thảo tương tự đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trước đó với dự định giúp các trường đại học trong nước đặt ra các mục tiêu để cải thiện danh tiếng giao dục đại học của Việt Nam trên thế giới.

Những gì cần biết về 3 Trường đại học lọt vào trong bảng

Đại học bách khoa Hà Nội là đại học kỹ thuật đầu tiên được thành lập năm 1956. Đến nay Trường luôn năng động, sáng tạo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp và hiện đại hóa Việt Nam.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành tiến sĩ danh dự của trường đại học Nga

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, được thành lập vào năm 1959; dần đạt yều cầu quốc tế và phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.

Tính đến nay, ĐHQGHN bao gồm 35 đầu mối, có đầy đủ dịch vụ hoạt động tương đối đầy đủ trên các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ, y dược.

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập năm 1995. Hiện nay, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, bao gồm năm trường đại học thành viên, một biện nghiên cứu, một khoa và một số chung tâm.

Ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nhiều trường đại học Việt Nam sẽ có cơ hội để tìm hiểu rõ hơn và tham gia hệ thống xếp hạng THE, qua đó khẳng định được cam kết không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín, danh tiếng của cơ sở đại học Việt Nam trên thế giới.

Thảo luận